KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Giải KHTN 6 Bài 34 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên thuộc Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Soạn KHTN 6 Chân trời sáng tạo trang 155, 156 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 34 mời các bạn theo dõi nhé.

Giải KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    Chuẩn bị thực hành Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    1. Chuẩn bị

    – Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn)

    – Dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát)

    – Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật

    – Sổ ghi chép, bút chì, tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân,…

    – Chia nhóm thực hành (tùy vào địa điểm nghiên cứu).

    2. Cách tiến hành

    Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

    Quan sát bằng mắt thường

    – Lựa chọn các nhóm sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên dễ quan sát. Đại diện thực vật: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín; đại diện động vật: động vật không xương sống, động vật có xương sống

    Quan sát bằng kính lúp

    – Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết sinh vật cỡ nhỏ như: nhóm rêu và quan sát các cơ quan, bộ phận như: rễ, thân, lá, hình thái ngoài của động vật,…

    Chụp ảnh

    – Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sinh vật, ngoài thiên nhiên làm bộ sưu tập ảnh các loài sinh vật.

    Ghi chép

    – Ghi chép lại các thông tin cần thiết như: đại điểm, thời điểm bắt gặp, hình dạng, kích thước, số lượng các loài đo đếm được ở vùng nghiên cứu, môi trường sống,…

    – Dán nhãn và ghi thông tin: Tên cây/tên con vật, nơi sống, ngày phân loại,…

    Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

    – Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật

    – Bước 2: Xác định tên các đại diện các nhóm sinh vật

    – Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống

    Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

    – Bước 1: Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí,…

    – Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế

    Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân

    – Bước 1: Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống

    – Bước 2: Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập

    Báo cáo Kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    Thứ……….ngày……….tháng……….năm……….

    Nhóm…………………………..Lớp…………………….

    1. Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

    2. Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.

    3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.

    Trả lời:

    1. Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    Nhóm thực vật
    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
    Nhóm động vật

    2. Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    Thực vật
    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
    Động vật

    3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

    Thực vật
    KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
    Động vật

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *