KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

Giải KHTN 6 Bài 44 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Lực ma sát thuộc Chương VIII: Lực trong đời sống.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 157, 158, 159 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 44 mời các bạn theo dõi nhé.

Giải KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

    Phần mở đầu

    ❓Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị trượt ngã. Em có thể giải thích tại sao không?

    Trả lời:

    Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị trượt ngã vì lực ma sát tác dụng lên đế dép là quá nhỏ, do đó dễ bị ngã.

    I. Lực ma sát là gì?

    ❓Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

    Trả lời:

    • Lực ma sát là lực tiếp xúc.
    • Vì lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của một vật với bề mặt của một vật khác.

    ❓Xác định phương và chiều của lực ma sát trong các hình 44.2.

    KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

    Trả lời:

    Lực ma sát xuất hiện trong hình 44.2 có:

    • Phương: Nằm ngang
    • Chiều từ phải qua trái (ngược chiều lực đẩy).

    II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

    ❓Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát?

    Trả lời:

    • Lực ma sát trượt: Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.
    • Lực ma sát nghỉ: Đặt một quyển sách nằm im trên mặt bàn nằm nghiêng, lực ma sát giữa quyển sách và mặt sàn là lực ma sát nghỉ.
    • Lực ma sát lăn: Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.

    ❓Em có biết?

    Ổ bi lắp ở trục quay (hình 44.5) có tác dụng gì?

    KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

    Trả lời:

    Ổ bi có tác dụng chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực ma sát lên các vật chuyển động, đảm bảo cho các thiết bị, máy móc, linh kiện được vận hành một cách dễ dàng, thuận lợi.

    III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

    ❓Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ nó có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động?

    KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

    Trả lời:

    a) Khi phanh gấp lực ma sát xuất hiện giữa má phanh với vành xe làm xe dừng lại => Cản trở chuyển động của xe đạp.

    b) Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.

    c) Phải hai người mới đẩy được thùng hàng đi. Lực đẩy của họ đã thắng lực ma sát trượt. Lực này làm thúc đẩy chuyển động.

    d) Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng không dịch chuyển được vì lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, không đủ để xe chuyển động.

    Để thoát khỏi vũng bùn có thể dùng vật có nhám cao như gỗ chèn vào bánh xe để tăng độ ma sát giúp xe chuyển động được.

    e) Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này cùng phương, ngược chiều với lực của chân. Nó giúp ta không bị ngã về phía trước.

    IV. Ma sát trong an toàn giao thông

    ❓Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh (Hình 44.7)? Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì có an toàn không? Tại sao?

    Trả lời:

    • Trên mặt lốp xe có các khía rãnh để giúp bánh xe chống lại hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt.
    • Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn không an toàn, dễ gây tai nạn vì khi đó rất dễ bị trơn trượt và ngã xe.

    ❓Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

    Trả lời:

    Khi phanh gấp, ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất lớn, do đó lốp xe bị mòn và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.

    ❓Hãy giải thích ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả Hình 44.8.

    KHTN Lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

    Trả lời:

    Ý nghĩa của biển báo: Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

    Em có thể?

    Thảo luận về sự lợi, hại của việc dùng ôtô bánh lốp cao su chạy trên đường nhựa và tàu hỏa bánh sắt chạy trên đường sắt. Tập trung vào khía cạnh an toàn giao thông.

    Lời giải:

    – Việc dùng ô tô bánh lốp cao su chạy trên đường nhựa:

    • Có lợi: Vì lực ma sát giữa mặt đường và lốp xe cao su rất lớn, làm xe chuyển động chậm trên đường => giúp xe chuyển động trên đường được an toàn hơn
    • Có hại: Để xe di chuyển được trên đường cần tiêu tốn nhiều năng lượng để thắng lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường.

    – Việc dùng tàu hỏa bánh sắt chạy trên đường sắt:

    • Có lợi: Vì tàu hỏa có khối lượng rất lớn nên bánh xe tàu hỏa phải được làm bằng kim loại để chịu được sức nặng của tàu hỏa. Ngoài ra, bánh xe bằng kim loại được mài nhẵn, kết hợp với đường ray làm từ kim loại làm giảm lực ma sát khi hai bề mặt đó tiếp xúc nhau.
    • Có hại: trọng tải lớn làm ảnh hưởng tới mặt đường.

    ❓Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu không có lực ma sát?

    Lời giải:

    – Nếu không có ma sát chúng ta sẽ không đứng được, không đi được, không cầm nắm được bất kì một thứ gì cả, các đồ vật sẽ không liên kết với nhau được,…

    – Tại vì:

    • Chúng ta đứng vững được trên mặt đất là do ma sát nghỉ của bàn chân với mặt đất.
    • Chúng ta cầm nắm được các vật là do ma sát giữa bàn tay với các vật đó.
    • Chúng ta đi được trên mặt đất là do lực ma sát nghỉ thúc đẩy chuyển động.
    • Các máy móc hoạt động được là do các bộ phận liên kết với nhau qua ốc vít,…

    – Khi ta bước vào đường trơn, ta sẽ bị ngã vì khi đó không lực ma sát để “giữ” lấy chân chúng ta.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *