Giải KHTN 6 Bài 50 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Năng lượng tái tạo thuộc Chương IX: Năng lượng.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo
Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 173, 174, 175 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 50 mời các bạn theo dõi nhé.
Giải KHTN Lớp 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo
Phần mở đầu
❓Hình bên là cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015. Theo em, năng lượng tái tạo là gì?
Trả lời:
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
I. Nguồn năng lượng trong tự nhiên
❓Hãy kể tên các dụng cụ có trong lớp học hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng không tái tạo.
Trả lời:
Đồ dùng hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo trong lớp học là:
- Bóng đèn
- Quạt
– Đồ dùng hoạt động bằng nguồn năng lượng không tái tạo trong lớp học là:
- Đèn cồn
- Máy điều hòa
II. Nguồn năng lượng tái tạo
Câu 1
❓a) Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
b) Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo: xăng, Mặt Trời, khí tự nhiên, gió.
Trả lời:
a) Những điểm khác nhau là:
- Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
- Còn nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
b) Nguồn năng lượng tái tạo là: Mặt Trời, gió.
Câu 2
❓Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2100 sẽ không còn dầu và than trên Trái Đất. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi nguồn nhiên liệu này cạn kiệt?
Trả lời:
Cuộc sống của chúng ta sẽ rất khó khăn khi nguồn tài nguyên dầu và than bị cạn kiệt. Không còn nhiên liệu để phục vụ nhu cầu di chuyển và sinh hoạt. Khi đó, con người cần tìm ra một nguồn năng lượng tái tạo mới.
Hoạt động 1
Quan sát hình 50.2 dưới đây và trả lời các câu hỏi:
a) Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được chuyển hóa thành điện như thế nào? (Hình 50.2a).
b) Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu từ thực vật bằng cách nào? (Hình 50.2b).
Trả lời
a) Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào pin mặt trời. Pin mặt trời có bề mặt lớn (được làm bằng nhiều tế bào quang điện) thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển hóa chúng thành điện năng.
b) Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời để thực hiện quá trình quang hợp => Tạo ra nguồn thực phẩm => Tổng hợp các chất hữu cơ => Tạo ra nhiên liệu sinh học.
Hoạt động 2
Thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế nhiên liệu hóa thạch trong Hình 50.3.
Trả lời:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí
- Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo
- Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm:
- Không đạt được hiệu quả tối đa.
Hoạt động 3
Tự làm mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo
– Chuẩn bị: làm một chong chóng cắt ra từ vỏ lon nước ngọt như hình 50.4, một que cứng gắn trên một giá cố định để làm trục quay, một vật nhẹ (nút áo bằng nhựa) cột vào đầu sợi dây dài khoảng 1m quấn quanh trục.
– Tiến hành:
+ Đặt các cánh quạt của chong chóng bên dưới vòi nước.
+ Mở vòi nước. Sức nước chảy mạnh làm chong chóng quay và tạo ra lực nâng vật lên cao.
– Thảo luận:
a. Có sự chuyển hóa năng lượng gì xảy ra?
b. Nghĩ cách cải tiến làm cho chong chóng quay nhanh hơn và liên tục?
Lời giải:
a. Có sự chuyển hóa năng lượng: từ năng lượng nước (ở dạng thế năng) sang năng lượng động năng (nước chảy xuống) thành cơ năng (làm chong chóng quay) truyền năng lượng cho trục quay của chong chóng chuyển hóa thành thế năng cho nút áo.
Sơ đồ chuyển hóa:
Thế năng (nước) => động năng (nước) => cơ năng (cánh chong chóng quay) => thế năng (nút áo đi lên).
b. Cải tiến làm cho chong chóng quay nhanh hơn:
– Làm giảm ma sát giữa trục quay gắn với chong chóng (mài nhẵn).
– Đưa vòi nước lên cao hơn để tăng thế năng của nước.