Giải KHTN 6 Bài 55 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Ngân Hà thuộc Chương X: Trái đất và bầu trời.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 55: Ngân Hà
Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 190, 191, 192 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 55 mời các bạn theo dõi nhé.
Giải KHTN Lớp 6 Bài 55: Ngân Hà
Phần mở đầu
❓Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà chưa? Em nhìn thấy dải Ngân Hà khi nào? Em có thể mô tả về nó không?
Trả lời:
Em đã từng được nghe chuyện về dải Ngân Hà. Em nhìn thấy nó trên báo và mạng Internet.
Ngân hà gồm hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
❓Hãy làm một mô hình bằng giấy về Ngân Hà.
- Cắt một tấm bìa màu xanh thẫm, theo mẫu. Dùng màu vẽ Ngân Hà xoắn màu trắng mờ với nhiều chấm sáng.
- Dùng tờ bìa này để làm một chong chóng.
- Cho gió thổi mạnh vào chong chóng sẽ thấy hình ảnh của Ngân Hà đang quay trong vũ trụ.
Trả lời:
Em thực hành tự làm trên lớp.
I. Ngân Hà là gì?
❓Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác không? Tại sao?
Trả lời:
Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta không hoàn toàn chính xác vì:
Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.
II. Ngân Hà và hệ Mặt Trời
❓Theo em dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?
Trả lời:
Dải Ngân Hà không chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy vì hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà.
Em có thể?
Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà?
Trả lời:
Em quan sát vào hình và chỉ vị trí của Trái Đất