KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 5 và 6

KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 5 và 6

Giải Bài tập Chủ đề 5 và 6 KHTN 6 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 5 bài tập trong sách giáo khoa trang 65.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 5 và 6

Bài tập chủ đề 5, 6 KHTN 6 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 7 Bài tập chủ đề 5, 6 KHTN 6 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.

Giải Bài tập Chủ đề 5 và 6 sách Cánh diều

    Câu 1

    Nêu một số lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng mỗi phương pháp sau:

    a) phơi khô.

    b) làm lạnh.

    c) sử dụng muối.

    d) sử dụng đường.

    Trả lời:

    A)Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng phơi khô: Đỗ xanh, đỗ đen, đậu tương, lạc, hoa quả sấy, cá khô…

    b) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng làm lạnh: Cá, tôm, rau củ quả, đồ tươi sống

    c) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng sử dụng muối: cà (muối cà); cá (ướp muối, phơi khô); thịt …

    d) Lương thực – thực phẩm có thể bảo quản bằng sử dụng đường: các loại hoa quả: sấu; dâu …

    Câu 2

    Các vật dụng có thể được tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau. Hãy chọn liệu phù hợp và nêu những lưu ý khi sử dụng theo gợi ý trong bảng sau:

    Vật dụng

    Vật liệu phù hợp

    Lưu ý khi sử dụng

    Dây dẫn điện

    Đồng

    Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn

    Ủng đi mưa

    ?

    ?

    Cốc

    ?

    ?

    Bàn ghế

    ?

    ?

    Bình hoa

    ?

    ?

    Trả lời

    Vật dụng

    Vật liệu phù hợp

    Lưu ý khi sử dụng

    Dây dẫn điện

    Đồng

    Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn

    Ủng đi mưa

    Cao su

    Tránh để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.

    Cốc

    Thủy tinh

    Nên dùng vài mềm để lau chùi thủy tinh, tránh để các vật sắc, nhọn đè lên.

    Bàn ghế

    Gỗ

    Tránh bị ẩm, thường xuyên kiểm tra tránh mối, mọt phá hoại.

    Bình hoa

    Gốm

    Tránh xa tầm tay của trẻ em.

    Câu 3

    Nêu tác dụng của các việc làm sau:

    a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa

    b. Tắt bếp khi sử dụng xong

    Trả lời:

    a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa nhằm: Cung cấp thêm khí oxi giúp lửa cháy to hơn

    b. Tắt bếp khi sử dụng xong giúp chúng ta: Tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, an toàn cho bản thân và gia đình

    Câu 4

    Đá vôi là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất

    a. Thành phần chính của đá vôi là gì?

    b. Tìm kiếm thông tin và nêu tên một số vùng núi đá vôi nổi tiếng ở nước ta

    Trả lời:

    a. Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate

    Ngoài ra còn một số các tạp chất: đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum…

    b.

    Gợi ý 1

    Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),…

    Gợi ý 2

    – Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà Nội), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình); Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Tiên (Kiên Giang),…

    – Tác hại của việc khai thác nguyên liệu đá vôi không an toàn, không hiệu quả:

    + Làm nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt; hủy hoại cảnh quan thiên nhiên.

    + Gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động.

    Câu 5

    Nêu ba ví dụ về hỗn hợp. Cho biết ứng dụng của các hỗn hợp đó.

    Trả lời:

    – Hỗn hợp gồm hai chất trộn lẫn vào nhau theo kiểu vật lý, nghĩa là không có phản ứng nào xảy ra giữa các chất đó, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được những tính chất của mình. Hỗn hợp đó có thể gồm các đơn chất, ví dụ hỗn hợp bột đồng – nhôm; có thể gồm các hợp chất, ví dụ hỗn hợp đường – muối.

    – Ba ví dụ về hỗn hợp và ứng dụng của nó:

    – Nước muối loãng: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi nước và chất tan là muối.

    Có tác dụng: thay thế nước súc miệng, sát khuẩn và có thể dùng để vệ sinh một số đồ vật …

    – Cồn 70 độ: là hỗn hợp đồng nhất giữa nước và ethanol

    Có tác dụng sát trùng vết thương, tiêu diệu vi khuẩn.

    – Nước chấm: tùy theo cách pha của từng gia đình mà thành phần có thể khác nhau, nhưng nước chấm là hỗn hợp.

    Có tác dụng: được làm đồ chấm.

    Câu 6

    Các hỗn hợp sau là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?

    a. Cà phê đá

    b. Nước khoáng

    Trả lời:

    Hỗn hợp đồng nhất nó là sự kết hợp trong đó thành phần của tất cả các yếu tố đồng nhất trong toàn bộ hỗn hợp. Người ta thường dễ nhầm lẫn một hỗn hợp đồng nhất với một chất nguyên chất vì cả hai đều đồng nhất, sự khác biệt là thành phần của chất nguyên chất luôn giống nhau.

    Nhiều hỗn hợp đồng nhất thường được gọi là giải pháp. Một sự khác biệt giữa các dung dịch đồng nhất và không đồng nhất là kích thước của các hạt, vì hỗn hợp đồng nhất có các hạt có kích thước của các nguyên tử hoặc phân tử

    a. Cà phê đá là hỗn hợp không đồng nhất, do xuất hiện ranh giới giữa nước cà phê và đá.

    b. Nước khoáng là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

    Câu 7

    Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương?

    a. Bột mì khuấy đều trong nước

    b. Hỗn hợp nước ép cà chua

    c. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm

    Trả lời:

    a. Bột mì khuấy đều trong nước là huyền phù, do có các chất rắn là bột mì lơ lửng trong chất lỏng là nước.

    b. Hỗn hợp nước ép cà chua là dung dịch, do khi ép đã loại bỏ hết các bã rắn.

    c. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là nhũ tương, trong đó chất lỏng là dầu ăn lơ lửng trong lòng chất lỏng khác là giấm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *