Giải bài tập SGK KHTN 7: Biên độ tần số độ cao và độ to của âm giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 58→61 sách Cánh diều 7. Đồng thời hiểu được kiến thức về biên độ tần số độ cao và độ to của âm.
Bạn đang đọc: KHTN lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Biên độ tần số độ cao và độ to của âm được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 10 thuộc Chủ đề 5 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Biên độ tần số độ cao và độ to của âm, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải KHTN lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
Trả lời câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 7 Bài 10
Vận dụng 1
Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống.
Các mảnh vụn này nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp?
Gợi ý đáp án
+ Khi em đánh trống mạnh thì biên độ dao động của mặt trống lớn, các mảnh vụn này sẽ nảy lên cao hơn. Tiếng trống khi đó nghe được sẽ to.
+ Khi em đánh trống nhẹ thì biên độ dao động của mặt trống nhỏ, các mảnh vụn này sẽ nảy lên thấp hơn. Tiếng trống khi đó nghe được sẽ nhỏ.
Vận dụng 2
Dùng kéo cắt phẳng một đầu của ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5), (có thể dùng một chiếc đinh được nung nóng để dùi lỗ trên ống hút).
Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển dần lại gần miệng.
a. Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không?
b. Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần?
Gợi ý đáp án
a. Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra.
b. Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên.
Trả lời câu hỏi Luyện tập KHTN 7 Bài 10 sách Cánh diều
Luyện tập 1
Sử dụng các dụng cụ của trường em như ở hình 10.3, để kiểm tra tần số của âm thoa.
So sánh giá trị hiển thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Gợi ý đáp án
Em có thể thay âm thoa trong thí nghiệm bằng một số âm thoa của trường em.
Kết quả thu được trên đồng hồ đo điện đa năng chính là tần số của âm thoa mà em đang sử dụng. Ví dụ đồng hồ hiện 512 tức là âm thoa này có tần số là 512 Hz, em có thể so sánh con số này với số chỉ ghi trên âm thoa đó xem có trùng khớp hay không.
Luyện tập 2
Ở mỗi âm thoa đều có ghi tần số âm thanh mà nó có thể phát ra. Gõ vào các âm thoa khác nhau, lắng nghe âm phát ra và đọc số ghi tần số trên âm thoa. Rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm do âm thoa phát ra.
Gợi ý đáp án
Em có thể sử dụng một số âm thoa có tần số 128 Hz, 256 Hz, 440 Hz, 512 Hz, …
Âm thoa nào có tần số càng lớn, âm phát ra càng cao
Âm thoa nào có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp