Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 59, 60, 61.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 10 Chủ đề 3: Tốc độ. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ Chân trời sáng tạo
Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1
Bảng 10.1. Kết quả đo
Lần đo |
Quãng đường (m) |
Thời gian (s) |
1 |
s1 = … |
t1 = … |
2 |
s2 = … |
t2 = … |
3 |
s3 = … |
t3 = … |
Giá trị trung bình |
Trả lời:
Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây:
+ Chuẩn bị: Tấm ván mỏng (dài khoảng 50 cm đến 60 cm), thước, bút đánh dấu, đồng hồ bấm giây, quyển sách mỏng (dùng để nâng một đầu tấm ván), xe đồ chơi.
+ Cách đo:
– Dùng thước đo độ dài quãng đường vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
– Giữ xe tại vạch xuất phát rồi thả cho nó chuyển động xuống dốc. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc xe bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc xe chạm vạch đích.
– Thực hiện ba lần đo, rồi điền kết quả vào bảng 10.1 (các em có thể tham khảo)
Bảng 10.1. Kết quả đo
Lần đo |
Quãng đường (m) |
Thời gian (s) |
1 |
s1 = 1 |
t1 = 50 |
2 |
s2 = 1,1 |
t2 = 55 |
3 |
s3 = 0,9 |
t3 = 45 |
Giá trị trung bình |
– Lấy giá trị trung bình của các phép đo quãng đường s và thời gian t.
– Dùng công thức:
Xác định được tốc độ của xe đồ chơi là 0,02 m/s.
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Câu 1
Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
a) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
b) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
c) Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian.
Trả lời:
Các bước sử dụng đồng hồ bấm giây:
- Bước 1: Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
- Bước 2: Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
- Bước 3: Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
=> Thao tác theo thứ tự đúng là: a – c – b.
Câu 2
Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn là:
Thời gian xe chạy ngắn nên khi bắt đầu xe chạy và xe dừng, bấm khởi động đồng hồ và kết thúc thời gian không chính xác, dẫn đến sai số nhiều.
Câu 3
Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
Trả lời:
Cách đo tốc độ chuyển động của vật bằng cổng quang điện có ưu điểm so với đồng hồ bấm giây là: đo thời gian chính xác, thời gian hiện trên máy đo, sai số ít
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 10
Bài 1
Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.
a) Đo tốc độ bơi của một người.
b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.
Trả lời:
a) Để đo tốc độ bơi của một người, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
Bài 2
Để đo tốc độ chuyển động của quả bóng trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện việc đo tốc độ bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động.
Kết quả đo trên hai thiết bị bằng nhau
=> Nhận xét: Sử dụng các thiết bị thông minh cho kết quả gần như chính xác, sai số ít