Giải KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo để trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 137, 138, 139, 140, 141, 142.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Qua đó, còn giúp các em hiểu được bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 30 Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 30 phần Mở đầu
Hằng ngày, chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không?
Trả lời:
– Cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nhờ hoạt động tiêu hóa của hệ tiêu hóa: Nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan.
– Cơ thể không hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn, các chất dư thừa và cặn bã trong quá trình tiêu hóa sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 30 phần Luyện tập
Luyện tập 1
Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?
Trả lời:
Theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài trên là: thằn lằn, mèo, lợn, bò, lạc đà.
Đặc điểm để sắp xếp như trên là: Các loài động vật có kích thước cơ thể càng lớn sẽ có nhu cầu nước càng nhiều.
Luyện tập 2
Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?
Trả lời:
Theo em, nên uống nước khi cơ thể có nhu cầu, thường là vào những thời điểm như buổi sáng; trước khi đi ngủ; sau khi ăn cơm xong; sau khi lao động, chơi thể thao hoặc khi bị tiêu chảy; sốt cao;…
Luyện tập 3
Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?
Trả lời:
Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật vì hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể: Các chất dinh dưỡng và oxygen sau khi được hấp thụ sẽ được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào và nhận lại từ tế bào carbon dioxide và các chất thải chuyển đến hệ hô hấp, hệ bài tiết thải ra ngoài.
Luyện tập 4
Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trả lời:
Vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp: Khi có một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết (không thừa, không thiếu), giúp các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường. Nhờ đó, cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh; trí tuệ minh mẫn; giảm nguy cơ mắc các bệnh tật;…
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 30 phần Vận dụng
Vận dụng 1
Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
Trả lời:
• Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa:
- Ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
- Ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng.
- Nhai kĩ, không ăn vội vàng để quá trình tiêu hóa thức ăn được triệt để.
- Tránh ăn uống các chất có hại cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn (các chất chứa nhiều cholesterol, rượu bia,…).
- Đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
• Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn:
- Không sử dụng các loại rượu, bia, các chất kích thích.
- Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Không ăn quá nhiều thức ăn chứa hàm lượng mỡ động vật cao.
- Giữ trọng lượng cơ thể cân đối, ổn định.
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu, cúm, thấp khớp,…
Vận dụng 2
Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.
Trả lời:
• Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:
- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.
- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay sạch trước khi ăn).
- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại,…
• Tác dụng của các biện pháp trên:
- Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để xây dựng tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể; có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như giun, sán, ngộ độc thực phẩm,…
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 30
Câu 1
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?
Trả lời:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật là: đặc điểm của loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…
Câu 2
Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?
Trả lời:
Việc đảm bảo nhu cầu nước giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể động vật được diễn ra bình thường, nhờ đó, động vật có thể duy trì được sự sống.
Câu 3
Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?
b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?
Trả lời:
a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ thức ăn và nước uống.
b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua hơi thở, thoát hơi nước qua da và toát mồ hôi, bài tiết qua nước tiểu và phân.
Câu 4
Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
Trả lời:
Con đường trao đổi nước ở động vật và người:
- Nước được lấy vào qua thức ăn, nước uống.
- Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Trong cơ thể, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.
- Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
Câu 5
Cơ quan nào trong ống tiêu hóa ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?
Trả lời:
Cơ quan trong ống tiêu hóa ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn là khoang miệng.
Câu 6
Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.
Trả lời:
Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:
- Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.
- Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.
- Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
- Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.
- Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.
- Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.
Câu 7
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?
Trả lời:
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông quá các hoạt động: Thu nhận thức ăn; biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng; thải các chất cặn bã.
Câu 8
Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa?
Trả lời:
- Hệ tuần hoàn nhận oxygen từ hệ hô hấp.
- Hệ tuần hoàn nhận các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa.
Câu 9
Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?
Trả lời:
- Hệ tuần hoàn nhận các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan.
- Hệ tuần hoàn nhận các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất ở tế bào được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài.
Câu 10
Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.
Trả lời:
Mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người:
- Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi (tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí: nhận oxygen từ phế nang, chuyển carbon dioxide từ máu sang phế nang thành máu đỏ tươi) → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu đỏ tươi (giàu oxygen và các chất dinh dưỡng) từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch cơ quan (tại đây diễn ra quá trình trao đổi chất: chuyển oxygen và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan, nhận carbon dioxide và các chất thải để trở thành máu đỏ thẫm) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ trái.
Câu 11
Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích?
a) Thợ xây dựng.
b) Nhân viên văn phòng.
c) Trẻ ở tuổi dậy thì.
d) Phụ nữ mang thai.
Trả lời:
– Nhu cầu dinh dưỡng của thợ xây, trẻ ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai cao hơn nhân viên văn phòng.
– Giải thích:
- Thợ xây dựng có nhu cầu dinh dưỡng cao vì thợ xây dựng có cường độ làm việc, tính chất công việc nặng nhọc, tiêu hao nhiều năng lượng.
- Tuổi dậy thì có nhu cầu chất dinh dưỡng cao vì ở độ tuổi này cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ về tầm vóc.
- Phụ nữ mang thai có nhu cầu chất dinh dưỡng cao vì ở trạng thái sinh lí này cần nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Nhân viên văn phòng có nhu cầu chất dinh dưỡng vừa đủ vì tính chất công việc nhẹ nhàng, ngồi nhiều, ít vận động nên ít tiêu hao năng lượng.
Câu 12
Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.
Trả lời:
Thừa chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lí nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp, thiếu linh hoạt trong vận động, thừa glucose gây tiểu đường,…
Thiếu chất dinh dưỡng cũng dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lí như suy dinh dưỡng; cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, học tập và làm việc không hiệu quả; thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng; thiếu vitamin A gây một số bệnh về mắt; thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Câu 13
Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm
Trả lời:
Những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm:
- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
- Bảo quản, chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh
- Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp
Câu 14
Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng
Trả lời:
Khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn,…), gây ung thư, gây vô sinh, gây đột biến,… ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 30
Bài 1
Tại sao nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?”. Cho ví dụ chứng minh.
Trả lời:
– Nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau” vì: Cơ thể động vật là một thể thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể đều liên quan mật thiết và phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự sống của cơ thể. Nếu tác động vào một cơ quan, hệ cơ quan thì các cơ quan, hệ cơ quan khác và toàn bộ cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
– Ví dụ: Khi mang vác vật nặng, hệ vận động chịu tác động trực tiếp nhưng các hệ cơ quan khác cũng có sự phối hợp hoạt động như:
- Tim đập nhanh (hệ tuần hoàn tăng nhịp tim để đưa oxygen và chất dinh dưỡng đến đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các tế bào hoạt động).
- Thở nhanh và sâu (hệ hô hấp tăng nhịp để cung cấp đủ oxygen và đào thải kịp thời carbon dioxide).
- Da đỏ lên, toát mồ hôi (mạch máu dưới da giãn ra, toát mồ hôi để tỏa nhiệt).
Bài 2
Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?
Trả lời:
Một số nội dung có thể tuyên truyền để giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương như:
- Ăn chín uống sôi.
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không sử dụng hóa chất để bảo quản các loại thực phẩm.
- Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng động vật bừa bãi.
Bài 3
Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Tác hại |
Biện pháp phòng tránh |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Tác hại |
Biện pháp phòng tránh |
Béo phì |
Do chế độ ăn uống quá nhiều bột đường, chất béo; lười vận động; do béo phì;… |
Dẫn đến một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ung thư,… |
Hạn chế lượng năng lượng dung nạp vào từ chất bột đường, chất béo; tăng khẩu phần trái cây và rau quả; tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. |
Giun sán |
Do thiếu vệ sinh trong ăn uống; ăn đồ sống mang ấu trùng giun sán;… |
Đau bụng, người gầy yếu, da xanh |
Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống;… |
Ngộ độc thực phẩm |
Ăn phải thực phẩm ôi thiu, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,… |
Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;… |
Bài 4
Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:
Dựa vào bảng trên, em hãy:
a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.
b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
Trả lời:
a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: Cân nặng và nhu cầu nước tỉ lệ thuận với nhau, trọng lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu nước càng cao để đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.
b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể:
Em 12 tuổi, nặng 40 kg, nhu cầu nước trong một ngày của em là:
1000 + 50 × 4 = 1200 (mL)