KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Giải KHTN 7 Bài 30 Kết nối tri thức trang 127, 128, 129, 130 giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật thuộc Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Soạn KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 30 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 7 KNTT Bài 30 mời các bạn theo dõi nhé.

Giải KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

    Mở đầu

    Cây xanh không có một “trái tim” để bơm máu đi nuôi cơ thể như ở hầu hết động vật, vậy các chất cần thiết cho cơ thể (nước, chất khoáng và chất hữu cơ) được vận chuyển như thế nào trong cây?

    Trả lời:

    Sự vận chuyển các chất ở trong cây được thực hiện trong các mạch gỗ và mạch rây:

    – Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được các tế bào lông hút hấp thụ vào rễ rồi vận chuyển từ rễ lên thân cây và lá nhờ mạch gỗ (dòng đi lên).

    – Chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển trong thân và cành đến nơi cần dùng hoặc nơi dự trữ (hạt, củ, quả) nhờ mạch rây (dòng đi xuống).

    I. Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ

    Quan sát hình 30.1, mô tả con đường nước và chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây.

    KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

    Trả lời:

    Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sau đó, được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Sự hấp thụ, vận chuyển nước muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ thông qua hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

    II. Sự phát triển các chất trong cây

    Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.

    KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

    Bảng 30.1

    Loại mạch

    Hướng vận chuyển chủ yếu

    Chất được vận chuyển

    Nguồn gốc của chất được vận chuyển

    Mạch gỗ

    ?

    ?

    ?

    Mạch rây

    ?

    ?

    ?

    Trả lời:

    Loại mạch

    Hướng vận chuyển chủ yếu

    Chất được vận chuyển

    Nguồn gốc của chất được vận chuyển

    Mạch gỗ

    từ rễ, vận chuyển lên thân và lá cây

    nước và chất khoáng hòa tan

    từ môi trường ngoài

    Mạch rây

    từ lá cây được vận chuyển theo mạch rây đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây

    chất hữu cơ

    được tổng hợp từ lá

    III. Quá trình thoát hơi nước ở lá

    Câu hỏi trang 128: Quan sát hình 30.3 mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?

    KHTN Lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

    Trả lời:

    – Mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:

    + Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

    + Khi tế bào khí khổng thiếu nước sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.

    – Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào các yếu tố: hàm lượng nước và ánh sáng.

    + Ánh sáng: Khi cây chuyển từ ban đêm sang ban ngày hoặc từ tối ra ngoài sáng, trong tế bào khí khổng xảy ra quá trình phân giải tinh bột thành đường, làm tăng hoạt tính thẩm thấu, tăng sự hút nước → tế bào khí khổng mở ra. Còn khi cây chuyển từ ngoài sáng vào trong tối thì xảy ra quá trình ngược lại, làm giảm sự hút nước của tế bào khí khổng → tế bào khí khổng đóng lại.

    + Hàm lượng nước:

    • Trong điều kiện khô hạn hoặc đất bị nhiễm mặn thì tế bào khí khổng ức chế quá trình phân giải tinh bột thành đường và giảm sự hút nước của tế bào → tế bào khí khổng đóng lại.
    • Trong điều kiện mưa kéo dài, tế bào biểu bì no nước ép vào tế bào khí khổng làm cho khí khổng đóng lại một cách bị động, khi tế bào biểu bì mất nước không còn ép vào tế bào bảo vệ nữa thì khí khổng mở ra.

    Câu hỏi trang 129: Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?

    Trả lời:

    – Vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật:

    • Là động lực đầu trên đóng vai trò như lực kéo giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng hòa tan từ rễ lên lá đến các bộ phận khác của cây trên mặt đất.
    • Khí khổng mở rộng trong quá trình thoát hơi nước tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào bên trong tế bào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 ra ngoài không khí.
    • Hơi nước thoát ra ngoài mang theo một lượng nhiệt nhất định giúp hạ nhiệt độ của lá, bảo vệ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

    – Vai trò của thoát hơi nước đối với môi trường:

    • Tạo điều kiện để cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí.
    • Hơi nước thoát ra môi trường cũng giúp điều hòa nhiệt độ của môi trường đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

    IV. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

    Dựa vào thông tin trong mục IV, trả lời các câu hỏi sau:

    Câu 1: Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

    Trả lời:

    Quá trình trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường:

    • Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ, qua đó làm tăng hoặc giảm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ở rễ cây.
    • Nước trong đất hoà tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước ở lá.
    • Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hoà tan của các muối khoáng trong đất, do đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.
    • Độ tơi xốp, thoáng khí của đất giúp tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.

    Câu 2: Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?

    Trả lời:

    Trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân để tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cho đất tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao

    V. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn

    Câu 1: Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá.

    Trả lời:

    Khi di chuyển cây trồng đi nơi khác, cây sẽ tạm thời không hấp thụ được nước trong khoảng thời gian này trong khi đó quá trình thoát hơi nước ở lá vẫn sẽ diễn ra. Nếu tình trạng này cứ diễn ra thì sự cân bằng nước trong cây sẽ bị phá vỡ khiến sức sống của cây bị giảm. Bởi vậy, người ta thường cắt bớt một phần cành lá để giảm thiểu sự thoát hơi nước của lá từ đó giúp cây hạn chế sự mất nước cho đến khi khả năng hấp thụ nước của rễ được phục hồi.

    Câu 2: Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây?

    Trả lời:

    Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, lượng nước cần cho quá trình thoát hơi nước tăng, làm các tế bào lá tăng thoát hơi nước để điều hòa không khí, lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm đến 98%, do đó vào những ngày mùa hè nóng bức người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng để cung cấp đủ lượng nước cho hoạt động của cây.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *