KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

Giải bài tập SGK KHTN 7: Sự truyền âm giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 54→57 sách Cánh diều 7. Đồng thời hiểu được toàn bộ kiến thức về sự truyền âm.

Bạn đang đọc: KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 9 thuộc Chủ đề 4 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Sự truyền âm, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Khoa học tự nhiên 7: Sự truyền âm

    Trả lời câu hỏi phần Thảo luận KHTN 7 Bài 9

    Bài 1

    Một viên bi được treo ở đầu sợi dây nhẹ, dao động như hình 9.3. Vị trí cân bằng của viên bi là vị trí nào?

    KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

    Gợi ý đáp án

    Vị trí cân bằng của viên bi là vị trí A vì A là vị trí đứng yên của con lắc, khi dao động con lắc liên tục chuyển động qua lại hai bên vị trí A.

    Bài 2

    Trong thí nghiệm ở hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A. Âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?

    KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

    Gợi ý đáp án

    + Khi bạn A nói, âm thanh từ miệng bạn A phát ra được coi là nguồn âm, nguồn âm này dao động làm cho lớp không khí trong cốc mà bạn A đang cầm dao động theo.

    + Sự dao động này cũng được truyền cho các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chiếc cốc A, truyền sang sợi dây và rồi truyền sang chiếc cốc B.

    + Không khí bên trong chiếc cốc B dao động theo, làm cho màng nhĩ tai của bạn B dao động, bạn B nghe được âm thanh của bạn A nói.

    Bài 3

    Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai ta qua những chất nào?

    KHTN lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm

    Gợi ý đáp án

    + Chiếc đồng hồ được đặt trong chiếc hộp nhựa, và đặt trong nước.

    + Âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 7 Bài 9

    Vận dụng 1

    Hãy lấy một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

    Gợi ý đáp án

    Ví dụ: một người A lặn dưới bể bơi có tấm kính ngăn cách, một người B đứng bên ngoài gõ kẻng.

    Âm thanh khi người B gõ kẻng được truyền qua không khí (chất khí) bên ngoài bể bơi, truyền qua tấm kính của bể bơi (chất rắn), truyền qua nước trong bể bơi (chất lỏng) đến tai người A đang lặn dưới bể bơi.

    Vận dụng 2

    Khi các nhà du hành vũ trụ làm việc ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao? (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao?

    Gợi ý đáp án

    Khi ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không) thì các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được. Vì ở trong chân không hầu như không có các phân tử, nguyên tử điều đó dẫn đến hầu như không có sự truyền dao động âm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *