Giải Bài tập Chủ đề 4 KHTN 7 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 4 bài tập trong sách giáo khoa trang 53.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4
Bài tập chủ đề 4 KHTN 7 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 4 Bài tập chủ đề 4 Tốc độ KHTN 7 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4 Cánh diều
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 4
Bài 1
Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án
Áp dụng công thức tính vận tốc:
Tốc độ của xe là:
Bài 2
Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8 m/s.
a. Xe đi được bao xa trong 8 s?
b. Cần bao lâu để xe đi được 160 m?
Gợi ý đáp án
a. Quãng đường chiếc xe đi được trong 8 s là:
s = v.t = 8.8 = 64 m.
b. Thời gian cần thiết để xe đi được 160 m là:
Bài 3
Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động (hình 8.6)
Gợi ý đáp án
Từ đồ thị, tại vị trí O của đồ thị kẻ đường vuông góc với trục thời gian tại vị trí 4 s. Cũng từ vị trí đó kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 20 m.
Vật đi được quãng đường 20 m trong khoảng thời gian 4 s.
Áp dụng công thức tính tốc độ của chuyển động:
Bài 4
Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài.
a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.
b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?
c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?
Gợi ý đáp án
+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm A. Từ điểm A kẻ đường vuông góc với trục quãng đường cắt tại vị trí 50 km. Vậy quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu là 50 km.
Tốc độ xe A trong 1 giờ đầu:
+ Tại vị trí 2 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm C. Từ điểm C kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 70 km. Vậy quãng đường xe A đi trong giờ thứ 2 tương ứng với đoạn đồ thị AC là s = 70 – 50 = 20 km.
Tốc độ xe A đi được trong giờ thứ 2 là:
Như vậy, ta thấy tốc độ xe A đi trong 1 giờ đầu lớn hơn tốc độ xe A đi trong giờ thứ 2 là:
v1 – v2 = 50 – 20 = 30 km/h.
Vậy tốc độ xe A giảm 30 km/h trong giờ thứ 2 của chuyến đi.
+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu xanh (đồ thị của xe B) tại điểm B. Từ điểm B kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 25 km. Vậy quãng đường xe B đi được trong 1 h đầu tiên là 25 km.
Tốc độ xe B đi được trong 1 h đầu tiên là:
Khi đó v1A > v1B nên xe B chuyển động chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên.
Lý thuyết Chủ đề 4 Tốc độ
I. Khái niệm tốc độ
– Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm
– Nếu biết quãng đường vật đi và thời gian vật đi hết quãng đường đó thì tốc độ được xác định:
“Tốc độ = Quãng đường : Thời gian”
– Biểu thức:
Trong đó:
+ v: Tốc độ của vật
+ s: Quãng đường vật đi được
+ t: Thời gian vật đi được
II. Đơn vị đo tốc độ
– Nếu s có đơn vị là m, t có đơn vị là s => v có đơn vị là m/s
– Một số đơn vị khác của quãng đường, thời gian, tốc độ
s | km | km | m |
t | h | phút | phút |
v | km/h | km/phút | m/phút |