Trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu nhiều tác phẩm văn học. Để hiểu rõ về các tác phẩm đó, kiến thức về tác giả là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Kiến thức cần nhớ về tác giả trong chương trình Ngữ Văn 9
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Kiến thức cần nhớ về tác giả trong chương trình Ngữ Văn 9. Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh có thể ôn tập lại kiến thức về các tác giả đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Kiến thức cần nhớ về tác giả
1. Nguyễn Dữ (Chuyện người con gái Nam Xương)
– Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh – năm mất).
– Quê: Hải Dương.
– Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
– Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.
2. Ngô gia văn phái (Hoàng Lê nhất thống chí)
– Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
3. Nguyễn Du (Truyện Kiều)
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc: tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
- Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
4. Nguyễn Đình Chiểu (Truyện Lục Vân Tiên)
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), 6 năm sau (1849) ông bị mù.
– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
– Một số tác phẩm như: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
5. Chính Hữu (Đồng chí)
– Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc.
– Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Ông làm thơ từ năm 1947, đa số các tác phẩm đều viết về hai đối tượng là chiến tranh và người lính.
– Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm: Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966); Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997); Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
6. Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
– Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
– Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
– Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
– Giọng thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
– Phạm Tiến Duật được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997), Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày ngày 17 tháng 11 năm 2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng), Vừa làm vừa ghi (tập tiểu luận, 2003)…
7. Huy Cận (Đoàn thuyền đánh cá)
– Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.
– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…
– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.
– Một số tác phẩm:
- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…
8. Bằng Việt (Bếp lửa)
– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Ông bắt đầu sáng tác thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
– Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
– Một số tác phẩm như: Tập thơ Hương cây – Bếp lửa, (1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ, Tập thơ Bếp lửa – Khoảng trời (1986), Tập thơ Hoa tường vi (Tập thơ), (7-2018)…
9. Nguyễn Khoa Điềm (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..
– Sau khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế.
– Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
– Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
– Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007)…
10. Nguyễn Duy (Ánh trăng)
– Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
– Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
– Sau năm 1975, ông chuyển vào làm báo Văn nghệ giải phóng.
– Từ năm 1977, Nguyễn Duy đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Ông còn được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.
– Ông trở thành gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
– Một số tác phẩm: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990)…
11. Kim Lân (Làng)
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
– Quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng.
– Vốn gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
– Ngoài sự nghiệp sáng tác, Kim Lân còn được biết đến với vai trò là một diễn viên (vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong Chị Dậu…)
– Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)…
12. Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ Sa Pa)
– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
– Ông viết văn từ thời còn kháng chiến chống Pháp.
– Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)…
– Nguyễn Thành Long nhận được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng vào năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm Cụ Hồ” (1952). Ngày 25 tháng 7 năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
13. Nguyễn Quang Sáng (Chiếc lược ngà)
– Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
– Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
– Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn.
– Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam bộ tham gia kháng chiến rồi tiếp tục sáng tác văn học.
– Sau khi đất nước thống nhất, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
– Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim…
– Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)…
14. Chế Lan Viên (Con cò)
– Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
– Quê hương: huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định.
– Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn.
– Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.
– Năm 1966, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu như: Điêu tàn, Gửi các anh, Hoa ngày thường – Chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trên đá I, II…
15. Thanh Hải (Mùa xuân nho nhỏ)
– Thanh Hải (1930 – 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.
16. Viễn Phương (Viếng lăng Bác)
– Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.
– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.
– Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
– Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)…
17. Hữu Thỉnh (Sang Thu)
– Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh.
– Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
– Năm 1963, ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
– Ông đã tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.
– Năm 2000, Hữu Thỉnh trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2005, ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2010, Hữu Thỉnh là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Một số tác phẩm: Từ chiến hào đến thành phố, Đường tới thành phố, Mưa xuân trên tháp pháo…
18. Y Phương (Nói với con)
– Y Phương sinh năm 1948.
– Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.
– Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
– Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa – thông tin tỉnh Cao Bằng.
– Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
– Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
– Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)…
19. Nguyễn Minh Châu (Bến quê)
– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
– Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội và theo học ở trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
– Từ 1952 – 1958, ông công tác và chiến đầu tại Sư đoàn 320.
– Năm 1963, Nguyễn Minh Châu về Phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.
– Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Lửa từ những ngôi nhà (1977)…
- Tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1987)…
- Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Đảo đá kỳ lạ (1985)…
- Tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn (1994)…
20. Lê Minh Khuê (Những ngôi sao xa xôi)
– Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa.
– Là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và tinh tế.
– Sáng tác vào đầu những năm 70 thế kỉ XX.
– Các đề tài chủ yếu:
- Trước 1975: Cuộc sống của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975: Bám sát vào những chuyển biến trong đời sống con người.
– Một số tác phẩm:
- Những ngôi sao xa xôi (tập truyện, 1973)
- Cao điểm mùa hạ (tập truyện, 1978)
- Đoạn kết (tập truyện, 1982)
- Một chiều xa thành phố (tập truyện, 1986)
- Tôi đã không quên (truyện vừa, 1991)
- Bi kịch nhỏ (tập truyện, 1993)
- Lê Minh Khuê truyện ngắn (tập truyện, 1994)…