Kinh tế và pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát

Kinh tế và pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 38→44.

Bạn đang đọc: Kinh tế và pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát

Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 6 trang 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu về nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Kinh tế và pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát

    Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 6

    Luyện tập 1

    Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

    A. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.

    B. Lạm phát do chi phí đẩy xuất hiện khi người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,…

    C. Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,… tăng

    D. Lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết xuất hiện khi ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,…

    Gợi ý đáp án

    – Nhận định A, sai. Vì: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền luyện tập tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

    – Nhận định B, sai, vì: Lạm phát chi phí đẩy xuất hiện khi chi phí sản xuất gia trăng, làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

    – Nhận định C, sai: Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi: tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ….).

    – Nhận định D, đúng: Khi lượng tiền trong lưu thông tăng vượt mức cần thiết (ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy), làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên => dẫn đến lạm phát.

    Luyện tập 2

    Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

    a) Dựa trên tỉ lệ lạm phát của từng năm, em hãy sắp xếp các năm trong giai đoạn 2004 – 2013 thành hai nhóm: nhóm lạm phát vừa phải và nhóm lạm phát phi mã.

    b) Em hãy tìm hiểu thông tin về siêu lạm phát trên thế giới và chia sẻ với các bạn trong lớp.

    Gợi ý đáp án

    ♦ Yêu cầu a)

    – Trong giai đoạn 2004 – 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát vừa phải (0%

    – Trong giai đoạn 2004 – 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát phi mã (10% ≤ CPI

    ♦ Yêu cầu b) Thông tin về một số vụ siêu lạm phát trên thế giới:

    – Ở Đức (năm 1921 – 1923):

    + Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ Mác để đổi lấy 1 đô la Mỹ.

    + Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng tiền để đốt thay cho củi và than.

    – Ở Zimbabwe (năm 2000 – 2009):

    + Siêu lạm phát đã quét sạch các khoản tiết kiệm của người dân, khiến họ không thể mua nổi các nhu yếu phẩm hàng ngày. Tại cửa hàng ở các địa phương, 12 triệu đô la Zimbabwe chỉ mua được một bó rau héo úa; 10 triệu đô la Zimbabwe chưa chắc mua được ổ bánh mì vì thực phẩm khan hiếm.

    + Trong những năm 2008 – 2009, lạm phát đạt đến đỉnh điểm với mức CPI đạt hơn 500 tỉ %. Đồng tiền của Zimbabwe đã giảm tới mức kỷ lục, khi 25 triệu đô la Zimbabwe chỉ đổi được 1 đô la Mỹ.

    + Có những thời điểm, Chính phủ Zimbabwe cho in tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 100 nghìn tỉ để người dân không phải vác cả bao tải tiền khi đi mua sắm, nhưng tờ tiền 100 nghìn tỉ đó cũng chỉ đủ để người dân mua vé xe buýt đi lại trong 1 tuần.

    Luyện tập 3

    Câu hỏi:

    a) Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng lượng tiền mặt trong lưu thông?

    b) Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 – 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?

    Gợi ý đáp án

    ♦ Yêu cầu a) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện (trong giai đoạn 2008 – 2009) đã làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

    ♦ Yêu cầu b) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2009 đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Cụ thể: đưa mức lạm phát từ 19,89% vào năm 2008 xuống còn 6,52% vào năm 2009.

    Luyện tập 4

    Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát? Vì sao?

    A. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    B. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời.

    C. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí.

    D. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi.

    Gợi ý đáp án

    – Những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát là:

    + Hành vi B. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời => Vì: vi phạm khoản a) Điều 10, Luật Giá năm 2012.

    + Hành vi C. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí => Vì: vi phạm khoản c) Điều 10, Luật Giá năm 2012.

    + Hành vi D. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi => Vì: hành động đầu cơ, găm hàng sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường, dẫn đến việc đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

    Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 6

    Em hãy cùng các bạn trong lớp sưu tầm những bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay hoặc tìm hiểu về tình hình biến động giá cả ở địa phương để làm thành một tập san.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *