Lập dàn ý cho bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác) gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc một bức thư thăm hỏi.
Bạn đang đọc: Lập dàn ý cho bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác)
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 125. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tích lũy vốn từ, để lập dàn ý viết thư đầy đủ ý.
Lập dàn ý cho bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác) lớp 4
Lập dàn ý cho bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác) – Mẫu 1
– Mở đầu:
- Ghi chính xác ngày tháng năm em viết thư.
- Lời xưng hô với người nhận thư cho phù hợp: Bạn thân mến!
– Nội dung chính:
- Nêu rõ mục đích, lí do viết thư: thăm hỏi bạn, thăm hỏi gia đình bạn và chia sẻ với bạn về thảm họa động đất mà gia đình bạn, quê hương bạn phải gánh chịu.
- Thông báo với bạn về tình hình của em, của gia đình em.
- Kể cho bạn nghe tình hình hoạt động của trường, lớp em nhằm chia sẻ với thảm hoạ của quê hương bạn.
– Kết thúc:
- Chúc sức khoẻ bạn và gia đình bạn.
- Lời hứa với bạn.
- Kí và ghi rõ họ và tên.
Lập dàn ý cho bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác) – Mẫu 2
Một bức thư thường có ba phần:
1. Phần đầu thư:
a) Địa điểm và thời gian viết thư.
- (M: Hà Nội, ngày….tháng…năm…)
b) Lời thưa gửi:
- (M: Ông bà kính thương)
2. Phần nội dung chính:
- Nêu mục đích, lý do viết thư.
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi (thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn hoặc công việc cần liên hệ).
- Tình cảm của người viết thư.
3. Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, lời chào.
- Chữ kí, tên hoặc họ và tên của người viết thư.