Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Soạn Sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 62→65 thuộc chương 2: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại.

Bạn đang đọc: Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Lịch sử 10 Bài 10 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Văn minh tây âu thời phục hưng chương 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 10 trang 62 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

    Giải Luyện tập Vận dụng Sử 10 Bài 10 trang 65

    Luyện tập 1

    Em hiểu như thế nào về phong trào văn hóa Phục hưng?

    Gợi ý đáp án

    – Phong trào Văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh, trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời.

    Luyện tập 2

    Lập bảng thống kê các thành tựu văn minh tiêu biểu thời Phục hưng theo mẫu sau:

    Lĩnh vực

    Văn học

    Nghệ thuật

    Khoa học tự nhiên

    Triết học

    Tư tưởng

    Thành tựu

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    Gợi ý đáp án

    Lĩnh vực

    Thành tựu

    Văn học

    – Thơ: Thần khúc, Cuộc đời mới của Đan-tê.

    – Tiểu thuyết: Mười ngày (G. Bô-ca-xiô), Đôn Ki-hô-tê (M. Xét-van-tét),…

    – Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô (W. Sếch-xpia)

    Nghệ thuật

    – Lê-ô-na đơ Vanh-xi với những tuyệt tác như La Giô-công-đơ, Bữa ăn tối cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá,…

    – Mi-ken-lăng-giơ với các tác phẩm nổi tiếng: Thiên chúa sáng thế, Cuộc phán xét cuối cùng,… tượng Đa-vít, tượng Đức Mẹ sầu bi.

    – Ra-pha-en với các tác phẩm như Trường học A-ten, Chúa Ki-tô bị đóng đinh, Khu vườn xinh đẹp,…

    Khoa học

    tự nhiên

    – Toán học, vật lí, y học:

    + Thuyết hình học giải tích của R. Đề-các-tơ

    + Nghiên cứu về áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li

    + Thuật giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ

    + Sự tuần hoàn máu của Ha-vi,…

    – Thiên văn học: thuyết Nhật Tâm; cải tiến kính thiên văn, la bàn…

    – Kĩ thuật:

    + Tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí

    + Cải tiến guồng nước…

    Triết học

    – Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học.

    – Người mở đầu cho trường phái này là Phranxít Bâycơn.

    Tư tưởng

    – Trào lưu tư tưởng nổi bật là chủ nghĩa nhân văn (humanisme).

    Vận dụng

    Hãy chọn và tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục Hưng và thuyết trình những giá trị “vượt thời gian” của thành tựu đó.

    Gợi ý đáp án

    (*) Giới thiệu về sự cải tiến guồng nước

    – Thời trung đại, khi mà lao động thủ công vẫn là cơ sở của việc sản xuất, sức nước là một nguồn năng lượng rất quan trọng, bởi vậy sự cải tiến guồng nước đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất. Kế thừa thời cổ đại, đến cuối thế kỉ XIV, guồng nước đã được hoàn thiện.

    – Trước kia người ta đặt guồng nước trên mặt sông, nước sông chảy tác động vào những máng của guồng làm cho guồng quay. Nhưng loại guồng nước này chỉ tạo ra được một năng lượng nhỏ, đồng thời bắt buộc các cơ sở sản xuất phải đặt gần bờ sông. Còn guồng cải tiến có thể đặt ở bất cứ nơi nào thuận tiện cho việc lập các cơ sở sản xuất. Chỉ cần một kênh nhỏ dẫn nước từ trên cao đổ vào máng đặt ở phần trên của guồng là có thể làm cho guồng quay với tốc độ nhanh. Như vậy loại guồng nước cải tiến này đã khắc phục được hai nhược điểm nói trên.

    – Lúc bấy giờ năng lượng nước được sử dụng vào nhiều ngành sản xuất như xay hạt ngũ cốc, xẻ gỗ, ép da, nghiền quặng, khởi động các ống bễ để quạt lò, luyện kim, chuyển động búa tạ để dập sắt,… Việc sử dụng rộng rãi năng lượng nước cho phép thay thế dần sức người và sức súc vật trong một cơ sở sản xuất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *