Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Soạn Lịch sử 11 bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 23 →29 thuộc chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay.

Bạn đang đọc: Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Giải Lịch sử 11 bài 4 Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

    Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 4 Cánh diều

    1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

    a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

    CH: Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

    Gợi ý đáp án

    Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:…

    Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:

    – Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

    – Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,… Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

    b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

    CH: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).

    Gợi ý đáp án

    – Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á:

    • Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
    • Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
    • Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.
    • Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

    – Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ La-tinh:

    • Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
    • Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.

    2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

    CH: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

    Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 11 Cánh diều Bài 4

    Câu 1

    Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội.

    Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

    Gợi ý đáp án

    Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

    Câu 2

    Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

    Lời giải:

    Một số bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

    – Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.

    – Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội;

    – Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm của các nước khác,… vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn của đất nước.

    – Không ngừng củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên có năng lực và trình độ cao.

    – Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là cải cách về kinh tế, chú trọng vấn đề mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới.

    – Kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ.

    – Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

    – …

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *