Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)

Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)

Soạn Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63 thuộc chương 4.

Bạn đang đọc: Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)

Giải Lịch sử 11 Bài 8 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

    Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 8 CTST

    Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý bên:

    STT

    Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

    Thời gian

    Người lãnh đạo

    Những trận đánh lớn

    Kết quả

    1

    Hai Bà Trưng

    2

    Bà Triệu

    3

    Lý Bí

    4

    Triệu Quang Phục

    5

    Phùng Hưng

    Gợi ý đáp án

    STT

    Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

    Thời gian

    Người lãnh đạo

    Những trận đánh lớn

    Kết quả

    1

    Hai Bà Trưng

    40 – 43

    Hai Bà Trưng

    Hát Môn;

    Mê Linh;

    Cổ Loa;

    Luy Lâu

    – Giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

    – Bị nhà Hán đàn áp.

    2

    Bà Triệu

    248

    Bà Triệu

    Núi Nưa;

    Núi Tùng,…

    Bị nhà Ngô đàn áp.

    3

    Lý Bí

    542 – 544

    Lý Bí

    Long Biên

    – Giành được chính quyền, lập nên nhà nước Vạn Xuân

    4

    Triệu Quang Phục

    545 – 571

    Triệu Quang Phục

    Dạ Trạch,…

    – Đánh đuổi quân Lương xâm lược, bảo vệ nền độc lập cho nước Vạn Xuân

    5

    Phùng Hưng

    766 – 791

    Phùng Hưng

    Tống Bình

    – Giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

    – Bị nhà Đường đàn áp.

    Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 8 CTST

    Sưu tầm các nguồn tài liệu sách, internet để giới thiệu với các bạn trong lớp về chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

    Gợi ý đáp án

    Thông tin 1: Diễn biến chính của trận Chi Lăng – Xương Giang (1427)

    – Bối cảnh:

    + Tháng 10/1427, nhà Minh điều động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông, lực lượng gồm 15 vạn quân và 3 vạn ngựa, chia làm 2 đạo tiến vào nước ta: đạo quân thứ nhất, do Liễu Thăng cùng với Lương Minh, Thôi Tụ chỉ huy, theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn; Đạo quân thứ hai, do Mộc Thạnh cùng với Từ Hạnh, Đàm Trung chỉ huy, theo đường vân nam tiến vào Việt Nam theo hướng Lào Cai.

    + Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định chọn đạo quân thứ nhất của địch làm đối tượng quyết chiến chủ yếu.

    – Diễn biến chính:

    + Ngày 8/10/1427, đạo quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy đã tiến vào Lạng Sơn. Quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút lui, nhử địch vào trận địa đã mai phục ở Chi Lăng. Khi thấy quân Minh đã lọt vào trận địa, quân Lam Sơn từ các vị trí mai phục đã đồng loạt tiến công, khiến quân địch đại bại, Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên.

    + Sau khi Liễu Thăng tử trận, phó tướng Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy, chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục tiến quân về phía Đông Quan. Đến Cần Trạm (Kép, Bắc Giang), quân Minh tiếp tục bị quân Lam Sơn chặn đánh một trận quyết liệt, hàng vạn tên bị chết trong đó Lương Minh cũng bị đâm chết tại trận.

    + Sau khi Lương Minh tử trận, Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, cùng với các tướng Lý Khánh, Hoàng Phúc cố kéo quân về thành Xương Giang mà chúng tưởng là quân Minh còn đang chiếm giữ. Đến Phố Cát (Lạng Giang, Bắc Giang) cách Xương Giang khoảng 8 km, quân Minh tiếp tục lọt vào trận địa phục kích của quân Lam Sơn, nhiều tướng Minh bị tiêu diệt, tướng Lý Khánh uất ức và tuyệt vọng phải thắt cổ tự tử.

    + Sau khi Lý Khánh tự vẫn, Thôi Tụ và Hoàng Phúc chỉ huy số quân còn lại tiến về thành Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), nhưng thành đã bị hạ, quân Minh phải đắp luỹ tự vệ trên cánh đồng Xương Giang.

    + Ngày 3/11/1427, nghĩa quân Lam Sơn từ bốn hướng tổng công kích, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân Minh.

    + Lúc này, đạo quân thứ hai của quân Minh (do Mộc Thạnh chỉ huy) đang bị chặn lại ở vùng biên giới Lào Cai, nghe tin đạo quân của Liễu Thăng đã bị diệt, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước. Quân Lam Sơn truy kích, tiêu diệt và bắt sống hơn 2 vạn tên địch.

    – Ý nghĩa: Chiến thắng Chi lăng – Xương Giang là chiến thắng lớn nhất trong 10 năm chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn, đã đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải chấp nhận hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427 và chính thức rút quân vào ngày 29/12/1947. Đến ngày 3/1/1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước. Đất nước ta được hoàn toàn giải phóng.

    ♦ Thông tin 2: Diễn biến chính của trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789)

    – Bối cảnh:

    + Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.

    + Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược nước ta.

    Động thái của quân Tây Sơn:

    + Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp – Biện Sơn.

    + Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

    + 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.

    + 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

    + 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).

    – Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

    – Ý nghĩa:

    + Là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

    + Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

    + Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

    + Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *