Soạn Sử 12 bài 8: Nhật bản giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi in nghiêng và câu hỏi phần bài tập trang 57. Đồng thời hiểu được kiến thức về tình hình kinh tế, chính trị, xã hộ văn hóa của Nhật Bản từ 1945 -2000.
Bạn đang đọc: Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
Lịch sử 12 Bài 8 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 53 →57. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Soạn Sử 12 Bài 8: Nhật Bản
Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 8
❓ Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng?
Trả lời
Nhật là một nước nhận thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, mang lại hậu quả cho đất nước. Sau khi kết thúc chiến tranh, Nhật muốn phát triển kinh tế đầu tiên là thay đổi về chính trị. Tuy nhiên với âm mưu của Mĩ thì Mĩ đã chiếm đóng Nhật Bản với lý do là ủng hộ quân đồng minh.
Với sự chiếm đóng và chi phối của Mĩ thì chính trị của Nhật đã có sự thay đổi. Về bộ máy chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt của Nhật đã bị loiaj bỏ, thêm vào đó Nhật có một bộ máy mới đứng đầu là thủ tướng, có chính phủ. Tuy nhiên vẫn duy trì ngôi vị Thiên Hoàng nhưng nó chỉ là một bức bình phong. Thành lập Nhật là một nước quân chủ lập hiến. Từ bỏ chiến tranh, có lực lượng để bảo vệ dân sự đảm bảo an ninh trong nước.
Khi chính trị có sự thay đổi rõ rệt thì kinh tế Nhật cũng phát triển không ngừng. Thực hiện cải cách để người dân tham gia sản xuất giải quyết nghèo đói. Trước kia địa chủ là người cầm quyền thuê những người dân không ruộng làm thuê, và chi trả đủ sống cho họ, nhưng khi thực hiện cải cách thì địa chủ chỉ được tối đa sử dụng 3 héc ta đất còn lại sẽ được san sẻ cho nhân dân lao động. Thủ tiêu các công ty hay chế độ kinh tế trung lập, dể cùng phát triển với các nghành và các nước khác.
Sau khi thực hiện tất cả cải cách về kinh tế và chính trị, mặc dù bị sự chi phối của Mĩ nhưng kinh tế của Nhật ngày càng phát triển.
❓ Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào?
Trả lời
Với sự chi phối của Mĩ sau chiến tranh Nhật Bản đã có chủ trương liên kết với Mĩ. Nhật đã thực hiện chính sách mới đó là thành lâp chế độ quân chủ lập hiến, Có chính phủ và Thủ tướng đứng đầu. Và Nhật chấp nhận là chiếc ô dưới quyền của Mĩ.
Trong bối cảnh khi thế giới hai cực tan rã, Mĩ với dã tâm muốn trở thành bá chủ toàn cầu, đã dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh. Điều đó đã làm kinh tế các nước khác bị chi phối rất nhiều, trong việc liên kết với mĩ thì Nhật đã có sự bảo trợ của mĩ nên kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều. Mĩ đang có sự lôi kéo Nhật trở thành đồng minh với mình để thực hiện tham vọng.
Nhờ có sự liên kết chặt chẽ Mĩ và Nhật thì Nhật ngày càng phát triển kinh tế và xã hội. Mĩ ngày càng dần thực hiện âm mưu của mình.
❓ Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?
Trả lời
Nền kinh tế Nhật bản đang phát triển, tuy nhiên năm 1973 Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thừa, dẫn nền kinh tế Nhật bị suy thoái. Do kinh tế ngày càng suy thoái Nhật cần có sự hợp tác. Nhật đã đề ra các chính sách đối ngoại để cùng phát triển đưa Nhật ra trường quốc tế.
Mục đích của Nhật là tăng cường quan hệ kinh tế chính trị văn hóa với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Nhật lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21-9-1973. Việt Nam 1-1973 kí kết thành công hiệp định Pari và nhờ đó Nhật và Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc hơn và phát triển kinh tế cùng phát triển.
❓ Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong những thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
Trả lời
Sau khi thiết lập thành công cấc mối quan hệ ngoại giao, thì những năm 90 Nhật bản tiếp tục công cuộc xây dựng kinh tế xã hội. Nhật đã phải trải qua thăng trầm trong kinh tế khi phải chịu ảnh hưởng cuộc khung hoảng kinh tế suy thoái khi lại là nước phát triển vượt mặt cả Đức và Mĩ.
Đến những năm 90 Nhật lại rơi vào tình trạng suy thoái về kinh tế, tuy nhiên vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên đã có dấu hiệu phục hồi, GDP dần tăng tỷ trọng cũng đang tăng dần.
Khi nền kinh tế đã đang và dần phục hồi thì chính trị Nhật Bản cũng có những biến đổi. Trước kia Nhật luôn phụ vào đảng Dân chủ tự do khi mà đảng Dân chủ tự do kết thúc cầm quyền, thì các phái đối lập đồng minh thay nhau lên cầm quyền. Tình hình chính trị ở Nhật Bản bắt đầu rối ren và không ổn định.
Nhật Bản là nước mạnh giàu có kinh tế không ngừng phát triển, và Nhật cũng đang có những chính sách mới để phát triển hơn nữa đất nước.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 8
Câu 1
Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX?
Trả lời
Nền kinh tế Nhật có sự thăng trầm tuy nhiên nó cũng đã có phát triển hơn. Và những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển nhanh như vậy
Đầu tiên, Người dân Nhật được biết đến với tính chăm chỉ, cần cù, và đó là yếu tố vốn quý và quan trọng nhất. Đã đưa nền kinh tế nhật phát triển không ngừng, và họ đã ấp dụng đúng các chính sách, quản lý của nhà nước.
Các công ty ở Nhật Bản có tầm nhìn xa trông rộng, và tiềm lực và có sức cạnh tranh cao, ngoài ra các công ty ở nhật còn có trình độ cao trong việc áp dụng các khoa học kỹ thụt vào sản xuất.
Nhật Bản không chỉ thực hiện tốt các yếu tố con người mà còn tận dụng tối đa cấc yếu tố bên ngoài. Phát triển kinh tế trong và ngoài nước.
Câu 2
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
Trả lời
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật bản đã có những chính sách thúc đẩy phát triển đất nước. Chính sách đối ngoại đã được Nhật bản áp dụng thật kỹ càng nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao với các nước khác.
Giai đoạn đầu: Sau chiến tranh Nhật vẫn thực hiện chính sách liên kết chặt chẽ với Mĩ. Kết thúc chiến tranh đồng minh, Nhật bản chấp nhận trở thành sân sau bệ phóng cho Mĩ.
Vào giai đoạn 1952 đến 1973 Nhật vẫn tiếp tục chính sách liên kết chặt chẽ với Mĩ tiếp tục nhờ sự ảnh hưởng của Mĩ để nhận phát triển kinh tế và quan sự. Năm 1956 Nhật thiết lập quan hệ đối ngoại với Liên Xô, và là thành viên của Liên hiệp quốc.
Năm 1973 đến 1991 Nhật bản thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1973). Và đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các mước châu á và tổ chức ASEAN.
Giai đọan những năm 90 đến thế kỉ XX Nhật vẫn duy trì sự giúp đỡ của Mĩ, tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Quan hệ hòa bình thường với các nước Tây Âu, mở rộng đối ngoại với các nước Đông Nam Á.