Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Soạn Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi in nghiêng và câu hỏi phần bài tập trang 65. Đồng thời hiểu được kiến thức về mâu thuẫn Đông Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.

Bạn đang đọc: Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Lịch sử 12 Bài 9 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 59 →65. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

    Lý thuyết Lịch sử 12 bài 9

    I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của “Chiến tranh lạnh”

    1. Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây

    Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng “chiến tranh lạnh”.

    * Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

    • Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
    • Mỹ:
      • Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
      • Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á.
      • Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

    2. Diễn biến “chiến tranh lạnh”

    a. Khởi đầu:12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

    Học thuyết Truman:

    • Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
    • Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.

    b. “Kế hoạch Marshall” (Mác san) (06.1947)

    • Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,
    • “Kế hoạch Marshall” của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

    c. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO )ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

    Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ

    Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

    * Như vậy: sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Macsan, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

    II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ ác liệt

    Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô – Mỹ.

    1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945-1954

    • Sau CTTG II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân Đông Dương kiên cường chống Pháp. Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
    • Từ 1950, khi Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
    • Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết (7/1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Genève là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.

    2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

    • Sau CTTG, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mỹ.
    • Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, hai miền Triều Tiên đã thành lập hai quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38, Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và Cộng hòa DCNH Triều Tiên (phía Bắc).
    • Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc Và Liên Xô (miền Bắc) và Mỹ (miền Nam).
    • Hiệp định đình chiến 1953 công nhận vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa hai miền. Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của “chiến tranh lạnh” và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

    Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 9

    ❓Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

    Trả lời:

    – Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mưu đồ bá chủ thế giới.

    – Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ đưa ra một thông điệp: “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”.

    – Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”, Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, nhằm các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

    – Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương ra đời. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu.

    – 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

    – 5/1955: Các nước thuộc khối XHCN thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN.

    Sự ra đời của NATO và tổ chức SEV đã đánh dấu sự xác lập của hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

    ❓ Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.

    Trả lời:

    Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

    ❓ Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

    Trả lời:

    – 9/11/1972: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức được ký kết giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.

    – 1972: Mĩ và Liên Xô kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa, Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

    – Đầu những năm 1970, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

    – 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

    Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 9 trang 65

    Câu 1

    Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh

    Trả lời

    – Sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ (đứng đầu của khối XHCN và TBCN).

    – Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ (cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ).

    – Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ tác động mạnh mẽ tới các nước XHCN.

    – 1989: Chiến tranh lạnh chấm dứt.

    Câu 2

    Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

    Trả lời

    Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

    Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

    01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.

    Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

    Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

    Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *