Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 19 trang 95 giúp các bạn học sinh lớp 6 nhanh chóng giải được các bài tập phần kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nắm vững kiến thức về Vương quốc Chăm-pa.
Bạn đang đọc: Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam
Soạn Sử 6 bài 19 trang 95→98 sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Lịch Sử 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam
Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới
1. Sự ra đời, phát triển và suy vong
Câu hỏi: Đọc thông tin tư liệu kết hợp quan sát lược đồ hình 10.2 (trang 50) hãy xác định phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V.
Lời giải
Phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V: Chủ yếu thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay.
Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị thôn tính.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
Câu hỏi: Đọc thông tin và kết hợp quan sát các hình 19.2, 19,3, hãy nêu các hoạt động kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức xã hội của Phù Nam
Hình 19.2 gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển kinh tế Phù Nam?
Lời giải
Hoạt động kinh tế của Phù Nam:
Sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp đánh bắt thủy – hải sản, chế tác kim loại, thủ công và trao đổi buôn bán.
Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Sơ đồ tổ chức xã hội Phù Nam:
Hình 19.2 gợi em liên tưởng tới một đất nước Phù Nam có nền kinh tế hưng thịnh. Các hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán diễn ra sầm uất và sôi nổi.
Một số thành tựu văn hóa
Câu hỏi: Quan sát các hình từ 19.3 đến 19.7 và đọc thông tin, hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam.
Lời giải
Một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam là:
- Về tín ngưỡng: Cư dân phù Nam tín ngưỡng đa thần và sớm tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo.
- Về kiến trúc, điêu khắc: Khắc tượng, thần từ đá và gỗ rất phát triển, có phong cách riêng.
- Về trang sức: Làm đồ trang sức với nhiều vật liệu như vàng, đá quý…
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Câu 1
Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự ra đời, phát triển, suy vong; phạm vi lãnh thổ; sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam.
Lời giải
Lập bảng tóm tắt
Nội dung chính |
|
Ra đời và phát triển, suy vong |
Khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ phù Nam ra đời. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị người Khơ-me thôn tính. |
Phạm vi lãnh thổ | Hạ lưu sống Mê Công, thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay. |
Sinh hoạt kinh tế |
Sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp đánh bắt thủy – hải sản, chế tác kim loại, thủ công và trao đổi buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển. |
Tổ chức xã hội |
Đứng đầu là vua Phù Nam Xã hội gồm các lực lượng: tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. |
Câu 2
Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tưu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Phù Nam
Lời giải
Sơ đồ tư duy về những thành tỰu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Phù Nam
Câu 3
Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) có vị trí, ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Lời giải
Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) cho thấy người Việt cổ đã tạo dựng những nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn, khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.