Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Giải Lịch sử 6 Bài 3 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Nguồn gốc loài người.

Bạn đang đọc: Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Soạn Lịch sử Địa lí Lớp 6 Bài 3 Nguồn gốc loài người được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

    Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học

    1. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người

    ? (trang 14 sgk cánh diều)

    Quan sát sơ đồ hình 3.1 và cho biết quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất. Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người. Người tối cổ, Người tinh khôn.

    Những phát hiện khảo cổ về “Người Nê-an-đéc-tan” (hình 3.2), “Cô gái Lu-cy” (hình 3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?

    Trả lời: 

    Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất gồm: Vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.

    Đặc điểm cụ thể:

    Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn
    Thời gian Khoảng 5 – 6 triệu năm trước Khoảng 4 triệu năm trước Khoảng 150 000 năm trước
    Đặc điểm Có thể đi bằng hai chi sau Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là “người hiện đại”.
    Thể tích hộp sọ khoảng 400 c m 3 khoảng 1 200 c m 3 khoảng 1 400 c m 3

    – Những phát hiện khảo cổ về “Người Nê-an-đéc-tan” (hình 3.2), “Cô gái Lu-cy” (hình 3.3) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người.

    2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á?

    (trang 14 sgk cánh diều)

    Hãy cho biết những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á?

    Trả lời

    Những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á:

    Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ phát hiện mẩu xương hóa thạch của người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước đặt tên là “Người Gia-va”.

    Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy:

    • Di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung (Mi-an-ma); Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a),…
    • Di chỉ đồ đá ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang-spi-an (Cam-pu-chia); Kô-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a)…

    3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

    ? (trang 16 sgk cánh diều)

    – Quan sát lược đồ hình 3.4, hãy:

    Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

    – Nêu một số dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam

    – Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

    Trả lời

    – Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam là:

    • Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 – 300 000 năm trước).
    • Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)
    • Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)
    • Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 – 30 000 năm trước).

    – Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

    => Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta.

    Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

    Câu 1

    Em hãy tóm tắt quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

    Trả lời

    Cách 1

    Quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất: Vượn cổ – Người tối cổ -Người tinh khôn.

    • Vượn cổ xuất hiện khoảng 5 – 6 triệu năm trước. Có thể đi lại bằng hai chi sau.
    • Người tối cổ xuất hiện khỏang 3-4 triệu năm, có thể đi bằng 2 chân, 2 chi trước biết cầm nắm ( Đông Phi, Gia va , Bắc Kinh ). Sống theo bầy vài chục người, sống lang thang nhờ săn bắt, hái lượm, ngủ trong hang động, biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết sử dụng và lấy lửa…
    • Người tinh khôn sống cách đây khoảng 4 vạn năm, hầu khắp các châu lục. Người Tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc …họ đều làm chung, ăn chung, họ biết trồng trọt và chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức ….

    Cách 2

    – Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và cổ sinh học, đã tìm được nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.

    – Ở chặng đầu của quá trình tiến hóa, có một loài vượn cổ (vượn người) , xuất hiện cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á…

    – Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Đông Nam Á… Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ (thể tích hộp sọ trung bình khoảng 650 cm 3 đến 1200 cm3 )… Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là Người.

    – Cách ngày nay khoảng 150.000 năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành người tinh khôn (người hiện đại). Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ hơn người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển; cơ thể họn và linh hoạt… di cốt hóa thạch của người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

    Câu 2

    Căn cứ vào những thông tin khảo cổ nào để khẳng định rằng, khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm?

    Trả lời

    Để khẳng định khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm, ta căn cứ vào dấu tích các nhà khảo cổ phát hiện được:

    • Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.
    • Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai).

    Lý thuyết Nguồn gốc loài người

    1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

    Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn như sau:

    – Ở chặng đầu, khoảng 5-6 triệu năm, đã có một loại vượn người sinh sống.

    – Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

    – Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

    2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

    -Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm.

    – Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

    – Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.

    Từ những bằng chứng đó, có thể chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *