Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 48, 49, 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) của Chương 4: Đất nước dưới thời các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009).
Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 10 chương 4 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Sử 7 Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 10
1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh – Tiền Lê
Dựa vào thông tin trong mục, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét:
Trả lời:
– Sơ đồ tổ chức nhà Đinh:
– Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
- Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
2. Đời sống xã hội và văn hóa Đinh – Tiền Lê
Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh – Tiền Lê
Trả lời:
– Xã hội phân chia thành hai bộ phận:
- Thống trị gồm vua quan.
- Bị trị chủ yếu là người lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì). Nông dân có số lượng đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công làng xã. Nô tì có địa vị thấp kém nhất, số lượng không nhiều.
– Mâu thuẫn giai cấp trong thời kì này chưa thực sự sâu sắc.
Câu 2: Đời sống văn hóa thời Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật?
Trả lời:
– Thời Đinh – Tiền Lê thì giáo dục chưa phát triển. Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.
– Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng.
– Một số loại hình văn hóa dân tộc được khôi phục và phát triển
– Việc luyện võ, ca hát, nhảy múa và lễ hội trong dân gian được phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa Đại Cồ Việt.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 10
Luyện tập 1
Em hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê với thời Ngô.
Trả lời:
a. Giống nhau:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.
- Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.
- Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.
- Chưa có luật pháp thành văn.
b. Khác nhau:
– Tổ chức chính quyền nhà Ngô
- Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
- Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.
- Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.
- Quân đội chưa được tổ chức quy củ.
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.
– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:
- Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
- Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.
- Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.
- Định ra luật lệnh (năm 1002).
=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.
Luyện tập 2
Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Trả lời:
– Trên cơ sở nắm chắc tình hình và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa quân giặc và quân ta. Lê Hoàn đã phán đoán chính xác hướng tiến công của các đạo quân Tống.
– Khẩn trương chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến chủ động phòng ngự và phản công tiêu diệt quân giặc khi thời cơ xuất hiện.
– Năm 981, lê Hoàn cùng các tướng lĩnh và quân đội đã tổ chức những trận địa phòng thủ vững chắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến khiến quân Tống đại bại.
Vận dụng
Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
Trả lời:
– Nếu đóng vai là Đinh Tiên Hoàng, em vẫn sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) vì:
Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án.