Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 90, 91, 92, 93, 94 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI của Chương 7: Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 18 chương 7 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 18
1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
– Năm 1069: vua Chăm Pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt
– Từ 1113 đến 1220, Chăm -pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng
– Từ 12220-1353: Thời kỳ thịnh trị của vương triều Vi-giay-a, Cham-pa củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.
– Cuối thế kỉ XIV- năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.
– Từ 1471- đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm pa bị thu hẹp và bị chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
2. Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Trả lời:
– Đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia).
– Triều đinh Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lý được vùng đất này.
– Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV cư dân ở đây rất thưa vắng.
– Nhiều thế kỉ sau đó, những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,…
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 18
Luyện tập 1
Liên hệ với kiến thức đã học ở lớp 6 hãy so sánh:
a. Tình hình kinh tế Chăm-pa giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI với giai đoạn từ thế kỷ II đến thế kỷ X.
b. Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa vương quốc Phù Nam (trước thế kỷ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI
Trả lời:
Yêu cầu a) So sánh tình hình kinh tế Chăm-pa….
Giai đoạn thế kỉ II – đầu thế kỉ X |
Thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI |
|
Giống nhau |
– Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác lâm sản và đánh bắt thủy – hải sản. – Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, các mặt hàng đa dạng, phong phú. – Thương nghiệp đường biển phát triển. |
|
Khác nhau |
– Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra chủ yếu ở thương cảng Đại Chiêm (Quảng Nam)… |
– Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển hơn trước. – Các thương cảng cũ được mở rộng, nhiều thương cảng mới được xây dựng, như: cảng Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định)… |
Yêu cầu b) So sánh tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Phù Nam và vùng đất Nam Bộ….
Vương quốc Phù Nam (thế kỉ I – VII) |
Vùng đất Nam Bộ (thế kỉ VII – XVI) |
|
Chính trị |
– Bộ máy nhà nước của vương quốc Phù Nam được củng cố, kiện toàn. – Trong các thế kỉ III – V, vương quốc Phù Nam là đế quốc hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. |
– Trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). Tuy nhiên, trên thực tế, triều đình Ăng-cô hầu như không thể quản lí được vùng đất này. |
Kinh tế |
– Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công. – Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ, thu hút thương nhân của nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, La Mã…; thương cảng Óc Eo của Phù Nam trở thành trung tâm của tuyến đường hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á. |
– Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. – Thương nghiệp không còn phát triển như trước. |
Văn hóa |
– Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. – Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố “sông nước” |
– Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Chân Lạp. – Dần tiếp thu văn hóa Trung Quốc. – Những nét văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì. |
Luyện tập 2
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lý và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ
Trả lời:
– Trên thực tế, việc cai quản vùng Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn.
- Truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khmer khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy.
- Việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc- Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.
- Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước Srivijaya 2 của người Java liên tục tấn công và chiếm Thủy Chân Lạp. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc.
– Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chămpa. Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây.
Dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng không đậm nét.
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó.
Trả lời:
Giới thiệu tháp Bánh Ít
- Tháp Bánh Ít là khu Đền tháp lớn nhất còn lại của Vương quốc Chăm-pa trên mảnh đất Bình Định. Tháp được tạo lập vào giai đoạn cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII. Trong toàn bộ di tích Tháp Chăm còn lại trên đất nước Việt Nam, quần thể di tích tháp Bánh Ít là một quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp.
- Tháp Bánh Ít được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1982 và được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận vào Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất vào năm 2014.
- Tháp Bánh Ít là một trong những ngôi tháp nổi tiếng nhất và được nhóm tác giả người Anh của cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” giới thiệu với bạn đọc thế giới. Đây cũng là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam được chọn giới thiệu trong cuốn sách này.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:
- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.
- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.
- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.