Giải Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Giải Lịch sử Lớp 7 Bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Câu hỏi mở đầu Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều
Ngày 20/5/1489, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của “kỉ nguyên khám phá” trong các thế kỉ XV – XVI.
Vậy các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ra sao?
Gợi ý đáp án
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
– B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
– C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
– Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
– Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
– Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
– Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 bài 2
I. Một số cuộc phát kiến lớn trên thế giới
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 2, bảng 2, hãy trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn.
Gợi ý đáp án
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :
– Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
– Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
– Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :
– Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.
– Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 bài 2 Cánh diều
Luyện tập
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV-XVI)
Gợi ý đáp án
Sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV-XVI):
Vận dụng
Chọn và phân tích một hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Gợi ý đáp án
Từ sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A – rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Nó đáp ứng đúng (hoặc hơn) mục tiêu ban đầu đặt ra.