Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bả n chủ nghĩa ở Tây Âu giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14, 15, 16, 17.

Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Qua đó, giúp các em sử dụng lược đồ hoặc bản đồ giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

    Câu hỏi Mở đầu Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 2

    Em đã biết, từ thời xa xưa người Trung Quốc đã phát minh ra kim chỉ nam để xác định phương hướng. Từ đó người Châu Âu đã kế thừa và chế tạo ra la bàn. Theo em người Châu Âu đã sử dụng la bàn để làm gì? Em đã từng nghe nhắc đến những cái tên như C.Cô-lôm-bô, Ph. Ma- gien-lăng,…? Hãy chia sẻ những điều em biết về những nhân vật lịch sử này cũng như những sự kiện liên quan đến họ.

    Trả lời:

    – Theo em, người Châu Âu đã sử dụng la bàn làm dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. Ví dụ: xác định phương hướng trên biển…

    – Những điều em biết về C. Cô-lôm-bô:

    • C. Cô-lôm-bô (1451? – 1542) là một nhà hàng hải nổi tiếng người Italia.
    • Ông là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ. Tuy nhiên trong lần tìm ra Châu Mĩ ông đã lầm tưởng đây là Ấn Độ.

    – Những điều em biết về Ph. Ma-gien-lăng:

    • Ph. Ma-gien-lăng (1480 – 1521), là nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha.
    • Ông là người đầu tiên thực hiện chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển.

    Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 2

    1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

    Câu 1. Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

    Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

    Trả lời:

    Nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:

    • Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý.
    • Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng
    • Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
    • Năm 1497, V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha đã vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
    • Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (1522).

    Câu 2: Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    Cuộc phát kiến địa lý của Ma-gien-lăng là cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất vì:

    • Đây là cuộc phát kiến có hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc phát kiến địa lý. Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ xuất phát từ Tây Ban Nha đã đi vòng quanh thế giới, đi qua các đại dương lớn như Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
    • Chứng tỏ luận điểm “Trái đất hình tròn” là đúng đắn, đây là cơ sở rất lớn để các nhà văn, nhà thơ, nhà thiên văn học, triết học thời kỳ Văn hóa Phục Hưng bảo vệ cho luận điểm “Mặt trời là trung tâm” và “Trái đất hình tròn”.
    • Thúc đẩy quá trình hoàn thành bản đồ thế giới từ đó tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến tiếp theo.
    • Tạo cơ sở quan trọng làm sụp đổ các tư tưởng triết học bảo thủ, sai lầm của giáo hội Thiên Chúa.

    Câu 3: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

    Trả lời:

    Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

    • Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,..
    • Đem về cho châu Âu khối lượng vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.
    • Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa,…

    2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu

    Câu 1: Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào.

    Trả lời:

    – Quá trình tích lũy vốn được đẩy mạnh sau các cuộc phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu:

    • Đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.
    • Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đê tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công.
    • Buôn bán nô lệ da đen.

    – Bản chất của quá trình này gồm 2 quá trình

    • Tập trung vốn vào tay một số ít người
    • Tước đoạt tư liệu sản xuất của quần chúng nhân dân lao động để biến họ thành những người lao động làm thuê và phải bán sức lao động của mình như một thứ hàng hóa.

    Câu 2: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

    Trả lời:

    – Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

    • Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại.
    • Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản)

    Câu 3: Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này.

    Phương pháp giải:

    Trả lời:

    Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu:

    – Hình thành các giai cấp mới trong xã hội:

    • Giai cấp tư sản: Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn… nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị
    • Giai cấp vô sản: Gồm lao động làm thuê cho chủ tư bản. Trong thời gian đầu họ theo giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.

    – Hình thành mối quan hệ: Tư sản bóc lột vô sản

    Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 2

    Câu 1

    Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    – Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả – rập độc chiếm => vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

    – Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Nó đáp ứng đúng (hoặc hơn) mục tiêu ban đầu đặt ra. Chính vì thế, đây là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

    Như vậy có thể khẳng định rằng hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là: Mở ra những con đường mới, chân trời mới, vùng đất mới.

    Câu 2

    Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?

    Trả lời:

    Biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là sự xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản với một quan hệ bóc lột mới (quan hệ chủ – thợ).

    Câu 3

    Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?

    Trả lời:

    – Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cước bóc thực dân. Ở Việt Nam, Việt Nam từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:

    • Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Đà Năng, mở đầu cho quá trình xl Việt Nam.
    • Năm 1884, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
    • Đến năm 1945, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã giành được độc lập.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *