Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 42, 43 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia của Chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 8 chương 3 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Sử 7 Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia
Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 8
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc
Hãy vẽ trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia.
Trả lời:
Trục thời gian những nét chính về quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia.
2. Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co
Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co.
Trả lời:
– Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội:
- Các vương triều ra sức củng cố quyền lực và quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Vua Giay-a-vác-ma II: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám chữa bệnh trên khắp đất nước.
- Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhiều kênh mương được xây để dự trữ và điều phối nước tưới.
- Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
- Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…
=> Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, chính trị, xã hội, các vua Campuchia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Từ đây khẳng định trong giai đoạn thời kì Ăng-co, Campuchia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất ở Đông Nam Á.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
Trình bày những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia
Trả lời:
Những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia:
– Tín ngưỡng – tôn giáo:
- Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,…
- Thời kì này bên cạnh Hindu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.
– Chữ viết – văn học:
- Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình – chữ Khơ-me cổ
- Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.
– Kiến trúc, điêu khắc: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất phát triển, tiêu biểu là quần thể đền tháp đồ sộ và độc đáo Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 8
Luyện tập
Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co.
Trả lời:
Bảng thống kê sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co:
Lĩnh vực |
Biểu hiện của sự phát triển |
Chính trị |
– Đất nước được thống nhất, ổn định. – Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh. |
Kinh tế |
– Nông nghiệp là ngành kinh tế chính – Thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển. |
Đối ngoại |
– Tiến hành các cuộc tấn công quân sự ra bên ngoài để mở rộng lãnh thổ. |
Văn hóa |
– Tín ngưỡng, tôn giáo: + Có tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa… + Hin-đu giáo và Phật giáo tiếp tục phát triển. – Chữ viết của người Khơ-me ngày càng hoàn chỉnh. – Văn học dân gian và văn học viết phát triển. – Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển. |
Vận dụng
Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của Campuchia mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
Khu vực đền Sambor Prei Kuk hay còn gọi là “ngôi đền trong rừng rậm” có niên đại từ thế kỷ XVI-XVII, nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Nơi này từng có tên là Ishanapura – được coi là thủ đô đầu tiên của đế chế Chân Lạp cổ. Đây là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ VI và thế kỷ VII, trước khi đế chế Khơ-me ra đời. Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Đền được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường thốt nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khơ-me cổ thời kì tiền Ăng-co và ít chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.