Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giải Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48, 49, 50, 51.

Bạn đang đọc: Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 11 Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

    Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11

    1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

    Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

    Trả lời:

    Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

    • Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
    • Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

    => Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

    2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

    Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C. Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

    Trả lời:

    (*) Trục thời gian:

    Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

    3. Công xã Pa-ri (1871)

    Câu 1: Nêu những nét chính về Công xã (1871).

    Trả lời:

    – Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

    • Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. “Chính phủ Vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập.
    • Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.
    • Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.
    • Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

    – Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

    • Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã, nắm quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật.
    • Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

    – Sự thất bại của Công xã Pa-ri

    • Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc” bắt đầu tấn công vào Pa-ri.
    • Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc” diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.

    Câu 2: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì?

    Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

    4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế

    Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

    Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11

    Luyện tập 1

    Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

    STT

    Thời gian

    Địa bàn

    Hoạt động tiêu biểu

    Trả lời:

    STT

    Thời gian

    Địa bàn

    Hoạt động tiêu biểu

    1

    1864

    Luân Đôn (Anh)

    C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

    2

    1875

    Đức

    Đảng xã hội Đức được thành lập

    3

    1879

    Pháp

    Đảng Công nhân Pháp được thành lập

    4

    1883

    Nga

    Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

    5

    1/5/1886

    Chi-ca-gô (Mĩ)

    Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

    6

    14/7/1889

    Pa-ri (Pháp)

    Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

    Luyện tập 2

    C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

    Trả lời:

    Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

    • C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.
    • C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
    • Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

    Vận dụng

    Tìm hiểu thêm về ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 và ý nghĩa của sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *