Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 21: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 88, 89 thuộc Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Bạn đang đọc: Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Soạn Lịch sử 8 Bài 21 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

    Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 22

    Luyện tập 1

    Hoàn thành bảng thống kê các nhà cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây:

    Họ tên

    Thành phần xã hội

    Nội dung đề nghị cải cách

    Trả lời:

    Họ tên

    Thành phần xã hội

    Nội dung đề nghị cải cách

    Nguyễn Trường Tộ

    Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo)

    Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

    Trần Đình Túc;

    Nguyễn Huy Tế;

    Đinh Văn Điền

    Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ.

    Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.

    Phạm Phú Thứ

    Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn

    Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

    Nguyễn Lộ Trạch

    Sĩ phu yêu nước, tiến bộ

    Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    Vận dụng 2

    Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?

    Trả lời:

    (*) Tham khảo: Một số bài học rút ra từ trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

    + Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

    + Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

    + Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.

    + Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

    + …

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *