Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giải Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trang 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155.

Bạn đang đọc: Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Chủ đề 1 – Chủ đề chung. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

    Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề 1

    I. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ

    Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

    • Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng.
    • Cho biết nền văn minh châu thổ sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.

    Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

    Trả lời:

    ♦ Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng

    – Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.

    – Châu thổ sông Hồng có dạng hình tam giác với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).

    – Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.

    • Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.
    • Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
    • Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 – 100 m.

    ♦ Giải thích

    Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:

    • Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ);
    • Sức lao động cần cù, sáng tạo của con người.

    Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:

    • Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
    • Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.

    Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

    Trả lời:

    * Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long:

    • Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
    • Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
    • Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
    • Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 – 80 m.

    * Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:

    • Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
    • Công sức khai phá, cải tạo của con người.

    II. Chế độ nước của các dòng sông chính

    Câu 1: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.

    Trả lời:

    – Chế độ nước của sông Hồng có hai mùa rõ rệt.

    • Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75 % đến 80 % lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, sông Hồng mang đến rất nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng.
    • Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.

    – Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng châu thổ.

    – Từ khi các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng đi vào hoạt động, chế độ nước sông Hồng ở vùng hạ lưu điều hoà hơn. Mực nước sông vào mùa lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước xả từ các hồ thuỷ điện.

    Câu 2: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

    Trả lời:

    – Sông Cửu Long có hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt:

    • Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 – 80 % lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
    • Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.

    – Do sông dài, diện tích lưu vực lớn nên sông Cửu Long có lượng nước và lượng phù sa rất dồi dào.

    – Nhờ có sự điều tiết nước của Biển Hồ ở Cam-pu-chia, độ dốc lòng sông nhỏ và đổ ra biển bằng nhiều cửa nên chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và khá điều hoà, lũ lên chậm và rút nhanh.

    – Chế độ nước của sông Cửu Long còn chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

    III. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long

    Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng.

    Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

    Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4 hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.

    Lịch sử – Địa lí 8 Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

    Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề 1

    Luyện tập 1

    Hãy hoàn thành thông tin về chế độ nước (mùa lũ, mùa cạn) giữa hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long theo mẫu sau vào vở ghi bài.

    Chế độ nước

    Sông Hồng

    Sông Cửu Long

    Mùa lũ

    Mùa cạn

    Trả lời:

    Chế độ nước

    Sông Hồng

    Sông Cửu Long

    Mùa lũ

    – Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% đến 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.

    – Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột

    – Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 75% đến 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.

    – Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.

    Mùa cạn

    – Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 20% đến 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

    – Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% – 25% lưu lượng dòng chảy cả năm

    Luyện tập 2

    Hãy cho biết những công trình nào thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

    Trả lời:

    – Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:

    • Hệ thống đê sông Hồng.
    • Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…

    – Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:

    • Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…
    • Hệ thống thủy nông Quản Lộ – Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
    • Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.
    • Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
    • Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Vận dụng

    Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

    • Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng.
    • Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phương châm “sống chung với lũ” của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.

    Trả lời:

    (*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1

    (*) Thông tin tham khảo:

    – Lợi ích của hệ thống đê sông Hồng:

    • Hạn chế thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
    • Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.
    • Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
    • Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

    – Hạn chế: vùng đất phía trong đê sông Hồng (gồm các khu đất cao và ô trũng) không được phù sa bồi đắp hằng năm nên kém màu mỡ hơn so với vùng đất phía ngoài đê.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *