Giải Lịch sử – Địa lí lớp 4 Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 44, 45, 46, 47.
Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Qua đó, các em sẽ trình bày được vị trí, các tên gọi của sông Hồng, nêu được nền văn minh sông Hồng và các biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của sông Hồng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 11 Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Lịch sử 4 Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 11
1. Vị trí và các tên gọi của sông Hồng
Quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy xác định vị trí sông Hồng trên lược đồ và kể một số tên gọi khác của sông Hồng.
Trả lời:
– Xác định vị trí sông Hồng:
– Sông Hồng còn có tên gọi khác như Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, Bạch Hạc, Nhị Hà,…
2. Văn minh sông Hồng
a) Những thành tựu tiêu biểu
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng.
Trả lời:
♦ Nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ hình thành và phát triển ở lưu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,…
– Nhà nước:
- Cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay).
- Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho Vua là lạc hầu, lạc tướng.
– Trống đồng Đông Sơn: trống đồng Đông Sơn vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.
b) Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6 kết hợp với truyền thuyết, em hãy mô tả một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Trả lời:
– Đời sống vật chất:
- Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
- Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
- Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
– Đời sống tinh thần:
- Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
- Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,…
3. Biện pháp giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy nêu một số biện pháp giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng.
Trả lời:
Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng:
- Ngăn cấm việc xả rác vào lưu vực sông Hồng và các vùng phụ cận;
- Trồng nhiều cây xanh ven sông để tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp;
- Tuyên truyền, quảng bá văn hoá – lịch sử của sông Hồng;
- Phát triển các tuyến du lịch trên sông.
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 11 trang 47
Vẽ sơ đồ tư duy về thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng.
Trả lời:
Thành tựu tiêu biểu:
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc: cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.
- Trống đồng Đông Sơn: có nhiều loại, đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ, là nhạc cụ thường được sử dụng trong các lễ hội.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 11 trang 47
Em hãy viết một thông điệp để quảng bá giá trị của sông Hồng
Gợi ý:
Hãy đến và khám phá khung cảnh hữu tình của sông Hồng, một trong những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội.