Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Cánh diều trang 76, 77, 78, 79, 80.

Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

Lời giải được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 14 Chủ đề 3: Vùng Duyên hải Miền Trung. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 14 trang 80

    Câu 1

    Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy hoàn thành bảng thống kê công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An theo gợi ý dưới đây:

    Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 14: Phố cổ Hội An

    Trả lời:

    Tên công trình Nét độc đáo về kiến trúc Biện pháp bảo tồn, phát huy
    Chùa Cầu Dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái. – Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ;
    – Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ;
    – Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An.
    Hội quán Phúc Kiến Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
    Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.

    Câu 2

    Tại sao Chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An.

    Trả lời:

    Chùa Cầu mang những giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn với người dân nơi đây. Năm 1990 Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia và hình ảnh của nó được khắc họa trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Chính vì vậy mà khi nhắc đến phố cổ Hội An người t nhớ ngay đến Chùa Cầu.

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 14 trang 80

    Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

    1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích.

    2. Thiết kế “Sổ tay hướng dẫn du lịch văn minh ở phố cổ Hội An” dành cho học sinh, trong đó có các lưu ý về giữ gìn môi trường và bảo vệ di sản.

    Trả lời:

    1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc nổi tiếng của Hội An mà em yêu thích.

    Phố cổ Hội An có nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt. Chùa Cầu ban đầu là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *