Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Cánh diều trang 95, 96, 97, 98.

Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 18 Chủ đề 5: Vùng Nam Bộ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 18 trang 98

    Câu 1

    Trò chơi “Ai nhanh hơn?”: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy viết tên các sông của vùng Nam Bộ.

    Trả lời:

    Các sông của vùng Nam Bộ:sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, …

    Câu 2

    Hãy lập bảng để phân biệt đặc điểm địa hình hoặc đất ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ theo gợi ý dưới đây.

    Đặc điểm thiên nhiên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ
    ? ? ?

    Trả lời:

    Đặc điểm thiên nhiên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ
    Địa hình

    Đông Nam Bộ có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ

    Đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích

    Tây Nam Bộ có địa hình thấp hơn Đông Nam Bộ

    Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

    Sông ngòi Đông Nam Bộ có ít sông ngòi hơn Tây Nam Bộ. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Ở đây có nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,…. Tây Nam Bộ có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu (đoạn hạ lưu của sông Mê Công). Do hai sông này đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là sông Cửu Long (chín con rồng). Ở Tây Nam Bộ, người dân đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
    Đất Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ bazan và đất xám. Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất mặn.

    Câu 3

    Nêu những ví dụ cho thấy ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở vùng Nam Bộ.

    Trả lời:

    Vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn. Điều này dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp, chất lượng nước, đa dạng sinh học đất và xói mòn đất.

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 18 trang 98

    Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

    1. Hiện tượng nước, đất bị nhiễm mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ. Em có đề xuất gì để khắc phục tình trạng trên?

    2. Vẽ, viết hoặc sưu tầm thông điệp về sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước ngọt rồi chia sẻ với các bạn và những người xung quanh.

    Trả lời:

    1. Hiện tượng nước, đất bị nhiễm mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ. Em có đề xuất gì để khắc phục tình trạng trên?

    Đối với những vườn cây đang bị nhiễm mặn thì cần nhanh chóng rửa mặn và “đuổi” các chất độc của mặn trong đất vườn cây ngay bằng cách tưới nhiều lần nước ngọt để loại bỏ bớt độc chất trong đất, sau đó bón thêm vôi và phân kali để có thể hỗ trợ việc đẩy muối NaCl ra khỏi keo đất càng nhanh càng tốt.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *