Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Cánh diều trang 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106.

Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 19 Chủ đề 5: Vùng Nam Bộ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 4 Bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 19 trang 99

    Câu 1

    Hãy nêu những ví dụ cho thấy người dân Nam Bộ đã biết cách chung sống hài hoà với thiên nhiên.

    Trả lời:

    Vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nhà ở của người dân rất đa dạng. Bên cạnh những ngôi nhà xây bằng gạch, người dân vùng Nam Bộ còn dựng những ngôi nhà lá, nhà sàn, nhà bè. Nhà sàn và nhà bè được dựng ở những vùng nước nổi.

    Câu 2

    Em hãy hoàn thành bảng sau vào vở.

    Hoạt động sản xuất của vùng Nam Bộ Điều kiện phát triển
    Sản xuất lúa ?
    Sản xuất công nghiệp ?
    Nuôi trồng thủy sản ?

    Trả lời:

    Hoạt động sản xuất của vùng Nam Bộ Điều kiện phát triển
    Sản xuất lúa Diện tích đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
    Sản xuất công nghiệp – Nguồn lao động dồi dào.
    – Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
    – Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
    – Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
    Nuôi trồng thủy sản Có vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều vùng đất ngập nước, người dân nhiều kinh nghiệm và năng động.

    Câu 3

    Giới thiệu một nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ theo gợi ý. tiểu sử, chiến công, điều em học được từ nhân vật.

    Trả lời:

    Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn. Ông là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở Tân An, đặc biệt đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hi Vọng của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Sau đó, ông cho lập căn cứ, kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 19 trang 99

    Câu 1

    Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.

    a) Làm một áp phích giới thiệu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ theo gợi ý sau:

    • Lựa chọn một hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ.
    • Tìm và chọn lọc thông tin, tranh ảnh về hoạt động sản xuất mà em chọn.
    • Sắp xếp tranh ảnh, thông tin vào áp phích để giới thiệu về hoạt động sản xuất đó.
    • Trang trí và hoàn thiện áp phích.

    b) Tìm hiểu một chợ nổi ở vùng Nam Bộ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chợ nổi đó.

    Trả lời:

    b. Tìm hiểu một chợ nổi ở vùng Nam Bộ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chợ nổi đó.

    Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ, người ta luôn nhớ đến những khu chợ nổi vô cùng nổi tiếng và đậm dấu ấn văn hóa của người dân nơi đây. Đó là một ngôi chợ mua bán đặc biệt mà cả người bán lẫn người mua buộc phải dùng thuyền hoặc ghe làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Chợ Nổi không chỉ là nơi mua bán hoa quả tươi, nông sản và nhiều các mặt hàng khác, nó còn thu hút khách du lịch tham quan và thích thú khám phá lối sống đặc biệt của vùng sông nước.

    Câu 2

    Việc lấy tên các nhân vật lịch sử (Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Thị Định,…) đặt tên cho đường phố, trường học có ý nghĩa như thế nào?

    Trả lời:

    Thể hiện truyền thống của “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, thể hiện lòng biết ơn với những người anh hùng dân tộc đã mang lại cho họ sự bình yên và hạnh phúc xua đi cái chiến tranh đau thương giúp họ được sống trong cuộc sống hòa bình không có chiến tranh đau thương và mất mát.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *