Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Giải Lịch sử – Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 Cánh diều trang 10, 11, 12, 13.

Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Qua đó, các em xác định được vị trí, địa lí của địa phương mình trên bản đồ, mô tả một số nét chính về tự nhiên, hoạt động kinh tế của địa phương mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Lời nói đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

    Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử – Địa lí 4 Cánh diều Bài 2

    1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên

    Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1.

    Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

    Dựa vào bản đồ tự nhiên địa phương và kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy mô tả một số nét chính về tự nhiên ở địa phương em theo gợi ý ở hình 1.

    Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

    Yêu cầu số 1: Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1

    Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

    Yêu cầu số 2:

    Tên địa phương em: thành phố Hà Nội

    – Địa hình:

    • Các dạng địa hình ở Hà Nội là: đồng bằng và đồi núi thấp.
    • Dạng địa hình chủ yếu là: đồng bằng.

    – Sông, hồ:

    • Các con sông lớn ở Hà Nội là: sông Hồng; sông Đáy; sông Tích; sông Tô Lịch,…
    • Các hồ lớn ở Hà Nội là: hồ Gươm, hồ Tây; hồ Thiền Quang; hồ Trúc Bạch,…

    – Khí hậu:

    • Khí hậu Hà Nội có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
    • Đặc điểm khí hậu: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.

    – Các yếu tố tự nhiên khác: chủ yếu là đất phù sa màu mỡ (tập trung ở khu vực đồng bằng); ở vùng đồi núi có đất ba dan,…

    2. Một số hoạt động kinh tế

    Tìm hiểu và trình bày một số hoạt động kinh tế ở địa phương em theo gợi ý ở hình 2.

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

    – Yêu cầu số 1:

    • Những cây trồng chủ yếu ở địa phương em là: cây lương thực (lúa, ngô,…); cây ăn quả (Cam, bưởi, ổi,…) và cây công nghiệp (chè).
    • Những vật nuôi chủ yếu ở địa phương em là: trâu, bò, lợn và một số loại gia cầm, như: gà, vịt,…

    – Yêu cầu số 2:

    • Một số ngành công nghiệp ở Hà Nội là: điện tử – tin học; hóa chất; dệt may; cơ khí,…
    • Một số ngành thủ công nghiệp ở Hà Nội là: dệt lụa, đúc đồng, làm gốm,…
    • Một số sản phẩm thủ công nghiệp của Hà Nội là: lụa tơ tằm Vạn Phúc; gốm sứ Bát Tràng; nón lá làng Chuông,…

    – Yêu cầu số 3:

    • Một số trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hà Nội là: hệ thống trung tâm thương mại Vincom; trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (ở quận Hoàn Kiếm); trung tâm thương mại Aeon Mall (ở quận Long Biên); trung tâm thương mại BigC Thăng Long (ở quận Cầu Giấy);…
    • Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội là: chùa Hương (huyện Mỹ Đức); chùa Thầy (huyện Quốc Oai); phố Cổ (khu vực nội đô thành phố Hà Nội),…

    3. Văn hóa địa phương

    Câu 1: Mô tả một số nét văn hoá ở địa phương em theo gợi ý ở hình 3.

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

    – Ẩm thực:

    • Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
    • Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,…

    – Nhà ở:

    • Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng….
    • Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

    – Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),…

    Câu 2: Lựa chọn và giới thiệu một món ăn, một trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu của địa phương theo gợi ý ở các hình 4, 5, 6.

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: thành phố Hà Nội

    – Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

    • Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
    • Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
    • Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,… Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,…
    • Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    4. Danh nhân tiêu biểu

    Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương em theo gợi ý ở hình 7.

    >> Tham khảo: Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương em

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 2 trang 13

    Câu 1

    Hãy giới thiệu và nêu cảm xúc của em về địa phương của mình.

    Trả lời:

    Đất nước Việt Nam có nhiều tỉnh thành nổi tiếng trong và ngoài nước, tiêu biểu phải kể đến Hà Nội – thủ đô của đất nước. Nơi đây lưu giữ những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua những kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nhiều địa danh nổi tiếng như Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây… Con người Hà Nội rất thanh lịch, mến khách. Đặc biệt, nhiều món ăn đặc sản như bún chả, phở, cốm Vòng… hấp dẫn khách thập phương. Em rất yêu thủ đô của nước mình.

    Câu 2

    Kể những việc em đã làm hoặc sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống.

    Trả lời:

    Những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:

    • Tham gia các buổi tình nguyện, từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
    • Tham gia các hoạt động tình nguyện vì môi trường xanh, sạch, đẹp.

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 2 trang 13

    Câu 1

    Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, con người ở địa phương em.

    Trả lời:

    Hà Nội Cũ

    Hà Nội ấm áp cồn cào da diết, cho người đi xa thấy nhớ
    Để tôi yêu em, để tôi… yêu em

    Hà Nội cũ trong tôi, hoàng hôn trên nước Hồ Tây
    Để bước tôi đi, vàng lá thơm hương, ngọt ngào hơi cốm
    Hoa em gánh, trên vỉa hè, bao ngõ ngách, lãng đãng chiều cà phê phố
    Về đi em hỡi, buông mình trong ấm áp, gió heo mây ru hương thơm ngát
    Về đây em Hà Nội, người bạn cũ lâu ngày đi xa
    Hà Nội ấm áp, cồn cào, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
    Để tôi yêu em, để tôi dành cuộc đời cho em
    Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
    Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát

    Hà Nội cũ trong tôi, đi đâu cũng muốn trở về
    Để hát em nghe, bài hát của tôi về từng con phố
    Hoa ban tím, hoa gạo đỏ, hoa sưa trắng, hoa sữa nồng nàn nhức nhối
    Hà Nội xao xác con đường vàng lá sấu
    Áo dài ai thướt tha trong gió
    Gặp lại em Hà Nội, người bạn cũ lâu ngày chia tay

    Hà Nội ấm áp, cồn cào, da diết, cho người đi xa thấy nhớ
    Để tôi yêu em, để tôi dành cuộc đời cho em
    Để tôi luôn bên em, yêu em nhiều hơn thế nữa
    Để nghe tôi khóc, để nghe tôi cười, để nghe tôi hát

    Những kỷ niệm Hà Nội luôn ở trong tôi

    Câu 2

    Vẽ một bức tranh về phong cảnh nơi em sống.

    Trả lời:

    Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 2: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *