Giải Lịch sử – Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 14.
Bạn đang đọc: Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương
Qua đó, các em mô tả được một số nét văn hóa của địa phương. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chủ đề 1: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Lịch sử 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương
Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 3
1. Một số nét văn hóa của địa phương em
Dựa vào tài liệu giáo dục địa phương để tìm hiểu một số nét văn hóa của địa phương:
- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hóa: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.
- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩ và chia sẻ cảm nhận),…
Trả lời:
Ẩm thực Hà Nội không chỉ có nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn là nơi hội tụ ẩm thực Việt. Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hà Nội là một nơi nổi tiếng về những tục lệ mang đậm chất truyền thống, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi những phong tục tập quán là một nét đặc sắc và độc đáo cho văn hóa Hà Nội. Một trong những phong tục nổi bật nhất của Hà Nội đó chính là dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm vẻ đẹp của văn hóa truyền thống được người Hà Nội hết mực đề cao và trân trọng. Những tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời đều là những phong tục mang lại những điều may mắn cho năm mới. Bên cạnh đó, Hà Nội còn nổi tiếng về những phong tục như nhai trầu, thờ kính tổ tiên.
Hà Nội nổi tiếng với lễ hội Gióng, được tổ chức vào Ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch, được tổ chức ở Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Gắn liền với truyền thuyết về anh hùng dân tộc – Thánh Gióng, lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn đánh đuổi giặc Ân của người Việt. Cũng giống như rất nhiều lễ hội ở Hà Nội, hội Gióng cũng được tổ chức vào tháng Giêng, cụ thể vào ngày mùng 6 đến mùng 8 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm văn hóa dân gian: Rước voi, khai quang, dâng hoa đền Thượng… Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội, người dân địa phương sẽ được hóa thân thành Ông Hiệu, Cô Tướng, phường áo đen, phường áo đỏ để thực hiện nghi lễ Thánh linh thiêng và diễn kịch trường dân gian. Cùng với đó, hoạt động chuẩn bị vật tế tại lễ hội truyền thống ở Hà Nội này cũng rất công phu: Đan voi, rước voi, rước cỏ voi, rước giò hoa tre…
2. Danh nhân ở địa phương em
Dựa vào tài liệu giáo dục địa phương để kể lại câu chuyện về một trong những danh nhân của địa phương:
- Nêu tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện nào (nội dung, ý nghĩa của câu chuyện).
- Nêu cảm nhận về danh nhân.
Trả lời:
Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.
Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.
Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.
>> Tham khảo: Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương em
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 14
Viết một đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em.
Trả lời:
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
>> Tham khảo: Viết đoạn văn về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 14
Hãy sưu tầm một số hình ảnh về một lễ hội ở địa phương em để giới thiệu cho thầy, cô giáo và các bạn cùng xem.
Trả lời:
Gợi ý:
Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại.