Lịch sử lớp 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Lịch sử lớp 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Giải Lịch sử 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 trang 51, 52, 53.

Bạn đang đọc: Lịch sử lớp 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Qua đó, giúp các em ôn tập hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 24 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

    Trả lời câu hỏi Lịch sử 5 Bài 24

    Câu hỏi trang 51

    Em suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện?

    Trả lời

    Máy bay Mĩ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện là một hành động tàn ác, vô nhân tính. Chúng giết hại người Việt Nam không kể già trẻ, trai gái, những nơi tươi đẹp như trường học, bệnh viện – những nơi để dạy học, chữa bệnh chúng cũng không tha mà thẳng tay giết hại. Điều này đã chứng tỏ tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam.

    Câu hỏi trang 53

    Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

    Trả lời:

    – Sau 12 ngày đêm, cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội.

    – Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc của quân dân ta.

    – Do tầm vóc quan trọng của nó, chiến thắng này được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không”.

    Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 53

    Câu 1

    Tại sao Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội?

    Trả lời:

    Trong sáu tháng đầu năm 1972, quân dân ta giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10 -1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhưng gần đến ngày kí, Tổng thống Mĩ Ních-Xơn đã lật lọng, ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ (“pháo đài bay” B52) ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam.

    Câu 2

    Tại sao ngày 30 – 12 -1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?

    Trả lời:

    Đêm 20 rạng sáng 21-12, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 phi công Mĩ.

    Ngày 26-12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất (105 lần chiếc) hòng huỷ diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom Mĩ đã sát hại 300 người, phá huỷ 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.

    Những ngày đêm tiếp theo, máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm 29-12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52.

    Ngày 30 – 12 – 1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn, Tổng thống Mĩ Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

    Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

    Câu 1: Hình dưới đây gợi cho em nhớ về sự kiện lịch sử nào diễn ra vào cuối năm 1972? Sự kiện đó bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

    Lịch sử lớp 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
    Máy bay B52 của Mĩ

    Trả lời:

    – Sự kiện: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (18-12-1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30-12-1972).

    Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

    Thời gian

    Những thắng lợi của quân và dân Hà Nội

    Đêm 20 rạng sáng 21-12-1972

    26-12-1972

    29-12-1972

    30-12-1972

    Trả lời:

    Thời gian

    Những thắng lợi của quân và dân Hà Nội

    Đêm 20 rạng sáng 21-12-1972

    Bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 phi công Mĩ.

    26-12-1972

    Bắn rơi 18 máy bay Mĩ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.

    29-12-1972

    Đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm một chiếc B52.

    30-12-1972

    Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Ních – xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

    Câu 3: Hình dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì?

    Lịch sử lớp 5 Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

    Trả lời:

    Hình ảnh phản ánh hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ. Tuy Việt Nam đã giành thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ trên không” nhưng những hậu quả mà cuộc chiến tranh này để lại là “di chứng” rất lớn và lâu dài đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà cho đến sau năm 1975 vẫn cần tiếp tục phải khắc phục.

    Câu 4: Vì sao chiến thắng của quân và dân ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

    Trả lời:

    Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc của nhân dân ta. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này nên quân dân ta và dư luận thế giới đã gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.

    Câu 5: Sưu tầm và chép lại một số lời bài hát nói về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

    Trả lời:

    Bài hát: “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”

    Nhạc sĩ: Phạm Tuyên

    “Hà nội đây! đế quốc Mỹ có nghe chăng

    Câu trả lời của Hà Nội chúng ta

    Đâu chỉ vì non nước riêng này

    Phất ngọn cờ sao chính nghĩa.

    Hà Nội ơi, trong bom đạn vẫn ngời ánh sáng tương lai

    Ghi chiến công tuyệt vời

    Một Điện Biên sáng chói, Hà Nội ơi”.

    Lý thuyết bài Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

    • Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 Mĩ ồ ạt ném bom vào Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt.
    • Thắng lợi của quân dân ta:
      • Đêm 20 rạng sáng ngày 21/12 bắn rơi 7 chiếc máy bay B52; bắt sống nhiều phi công Mĩ.
      • Ngày 26/12 bắn rơi 18 máy bay (8 máy bay B52); bắt sống nhiều phi công Mĩ.
      • Đêm 29/12 đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *