Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Biện pháp nhân hóa giúp các em học sinh lớp 4 biết cách sử dụng biện pháp nhân hóa vào bài văn của mình, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 78, 79.

Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa – Bài 17 Chủ đề  Niềm vui sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa Kết nối tri thức

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 78, 79

    Câu 1

    Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?

    Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,… Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

    (Theo Xuân Quỳnh)

    Trả lời:

    Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật: anh chuồn ớt, cô chuồn chuồn kim, chú bọ ngựa, ả cánh cam, chị cào cào, bác giang, bác dẽ.

    Em có nhận xét: cách dùng các từ ngữ đó khiến câu văn trở nên gần gũi, sinh động hơn.

    Câu 2

    Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

    Bụi tre
    Tần ngần gỡ tóc
    Hàng bưởi
    Đu đưa
    Bế lũ con
    Đầu tròn
    Trọc lốc

    Chớp
    Rạch ngang trời
    Khô khốc
    Sấm
    Ghé xuống sân
    Khanh khách
    cười

    Cây dừa
    Sải tay
    Bơi
    Ngọn mùng tơi
    Nhảy múa
    Mưa
    Mưa…

    (Trần Đăng Khoa)

    Trả lời:

    Bụi tre
    Tần ngần gỡ tóc
    Hàng bưởi
    Đu đưa
    Bế lũ con
    Đầu tròn
    Trọc lốc

    Chớp
    Rạch ngang trời
    Khô khốc
    Sấm
    Ghé xuống sân
    Khanh khách
    cười

    Cây dừa
    Sải tay
    Bơi
    Ngọn mùng tơi
    Nhảy múa
    Mưa
    Mưa…

    (Trần Đăng Khoa)

    Câu 3

    Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

    Đồng làng vương chút heo may
    Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
    Hạt mưa mải miết trốn tìm
    Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
    Quất gom từng giọt nắng rơi
    Làm thành quả – trăm mặt trời vàng mơ…

    (Đỗ Quang Huỳnh)

    Trả lời:

    – Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.

    – Chúng được nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người:

    Mầm cây tỉnh giấc
    Hạt mưa mải miết trốn tìm
    Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
    Quất gom từng giọt nắng rơi

    Câu 4

    Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

    Trả lời:

    – Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!

    – Chú gà trống khoác lên mình một chiếc áo lông óng ả như tơ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *