Mở rộng vốn từ: Truyền thống – Tuần 27 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 90, giúp các em có thêm nhiều vốn từ về truyền thống, biết cách ghi lại những truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Bạn đang đọc: Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Truyền thống trang 90 (tiếp)
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 27 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ truyền thống.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống Tuần 27
Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 90, 91, 92
Câu 1
Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao:
a) Yêu nước M: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
b) Lao động cần cù
c) Đoàn kết
d) Nhân ái
Trả lời:
a) Yêu nước
“Con ơi, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.”
“Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng.”
b) Lao động cần cù
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.”
“Có công mài sắt có ngày nên kim.”
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần cho ai
c) Đoàn kết
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
d) Nhân ái
“Thương người như thể thương thân.”
“Lá lành đùm lá rách.”
“Máu chảy ruột mềm”
Câu 2
Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.
1) Muốn sang thì bắc …
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
2) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng … nhưng chung một giàn.
3) Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp … ở đâu.
4) Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè …
5) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải … cùng.
6) Cá không ăn muối ….
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
7) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai …dây mà trồng
8) Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu ….
9) Lên non mới biết non cao
Lội sông mới biết … cạn sâu
10) Dù ai nói đông nói tây
Lòng ta vẫn … giữa rừng
11) Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi ….
12) Nói chín … làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
13) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
… nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng
14) … từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ
15) Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi … mới ngoan.
16) Con có cha như ….
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
Trả lời:
1) cầu kiều
2) khác giống
3) núi ngồi
4) xe nghiêng
5) thương nhau
6) cá ươn
7) nhớ kẻ cho
8) nước còn
9) lạch nào
10) vững như cây
11) nhớ thương
12) thì nên
13) ăn gạo
14) uốn cây
15) cơ đồ
16) nhà có nóc
Bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ truyền thống
Câu 1: Gạch dưới những từ có nghĩa nghĩa nói về một truyền thống?
a. Dòng họ Trần ở quê em là một dòng họ vốn nổi tiếng là hiếu học.
b. Người Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất cần cù, chịu thương chịu khó.
Đáp án
a. Dòng họ Trần ở quê em là một dòng họ vốn nổi tiếng là hiếu học
b. Người Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất cần cù, chịu thương chịu khó
Câu 2: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
“Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động.”
A. truyền thống
B. truyền hình
C. truyền cảm
D. truyền tụng
Đáp án: C
Câu 3: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
“Tết âm lịch còn được gọi là tết ……… của dân tộc”
A. truyền ngời
B. tuyên truyền
C. truyền cảm
D. cổ truyền
Đáp án: D
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?
A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Những thói quen, nét sinh hoạt đặc biệt ở những địa phương khác nhau.
Đáp án: C