Luyện từ và câu: Nhân hóa – Tiếng Việt 4 Cánh diều

Luyện từ và câu: Nhân hóa giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 39, 40. Qua đó, các em sẽ biết cách sử dụng biện pháp nhân hóa vào bài văn của mình.

Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Nhân hóa – Tiếng Việt 4 Cánh diều

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Nhân hóa của Bài 3: Như măng mọc thẳng – Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Luyện từ và câu: Nhân hóa Cánh diều

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 39, 40

    Nhận xét

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: ÔNG TRỜI BẬT LỬA

    Câu 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?

    Trả lời:

    Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: Chị, ông

    Câu 2: Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?

    Trả lời:

    Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ: kéo, trốn, nóng lòng, hả hê, vỗ tay cười, lòe chói mắt, bật lửa.

    Câu 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?

    Trả lời:

    Câu thơ: “Xuống đi nào, mưa ơi!” cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người.

    Luyện tập

    Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:

    Đứng đâu là cao đấy
    Mà chẳng che lấp ai
    Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
    Da bạc thếch tháng ngày.

    Mà tấm lòng thơm thảo
    Đỏ môi ngoại nhai trầu
    Thương yêu đàn em lắm
    Cho cưỡi ngựa tàu cau.

    Trả lời:

    Nhân hóa cây Cau giống như con người: Chẳng che lấp ai, da bạc thếch tháng ngày, tấm lòng thơm thảo.

    Câu 2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?

    Câu 3: Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *