Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ – Tuần 22 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 38, 39. Qua đó, giúp các em biết cách thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép.
Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 38
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 22 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 38 – Tuần 22
Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 38
Câu 1
Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.
b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.
Trả lời:
a) Nếu trời trở rét // thì con phải mặc thật ấm.
b) Con phải mặc ấm // nếu trời trở rét.
Câu | Cách nối | Cách sắp xếp các vế câu |
a |
Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ (QHT) nếu … thì thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK) – kết quả (KQ) |
Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả. |
b |
Nối với nhau chỉ bằng một QHT nếu thể hiện quan hệ ĐK- KQ |
Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện. |
Câu 2
Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.
Trả lời:
Cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK – KQ, giả thiết (GT) – KQ: nếu… thì…, nếu như… vì…, hễ… thì… hễ mà… thì, giá.. thì, giả sử… thì.
Ghi nhớ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì
- Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu… thì…, nếu như… vì…, hễ… thì… hễ mà… thì, giá.. thì
Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 39
Câu 1
Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:
a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
Theo CẬU BÉ THÔNG MINH
b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
TRƯƠNG QUỐC KHÁNH
Trả lời:
Câu |
Vế điều kiện (giả thiết) |
Vế kết quả |
Quan hệ từ |
a |
Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày mây bước (Vế ĐK) |
thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường. |
Nếu … thì |
b |
Nếu là chim (Vế GT) |
tôi sẽ là loài bồ câu trắng (Vế KQ) |
Nếu |
b |
Nếu là hoa (Vế GT) |
tôi sẽ là một đóa hướng dương (Vế KQ) |
Nếu |
b |
Nếu là mây (Vế GT) |
tôi sẽ là một vầng mây ấm (Vế KQ) |
Nếu |
“Là người, tôi sẽ chết cho quê hương” được coi là một câu đơn được mở đầu bằng trạng ngữ “Là người”.
Câu 2
Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:
a) … chủ nhật này trời đẹp … chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) … bạn Nam phát biểu ý kiến … cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) … ta chiếm được điểm cao này … trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Trả lời:
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. (ĐK — KQ).
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (GT – KQ).
c) Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. (GT – KQ).
Câu 3
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:
a) Hễ em được điểm tốt …
b) Nếu chúng ta chủ quan …
… thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Trả lời:
a) Hễ em được điểm tốt thì bố lại tặng em một món quà nho nhỏ.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Bài tập Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Câu 1: Đọc câu sau và xét xem các nhận định phía dưới đúng hay sai?
Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.
☐ Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.
☐ Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.
☐ Vế câu chỉ kết quả là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.
☐ Vế câu chỉ kết quả là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày được mấy đường.
☐ Các quan hệ từ nối chúng ở trong câu đó là nếu…thì…
Lời giải:
Xác định các vế trong câu ghép
Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường //
Điều kiện (giả thiết)
thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường .
Kết quả
Những nhận định đúng đó là:
– Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.
– Vế câu chỉ kết quả là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày được mấy đường.
– Các quan hệ từ nối chúng ở trong câu đó là nếu…thì….
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 4, 5
Câu 2: Đọc câu sau và xét xem các nhận định phía dưới đúng hay sai?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
☐ Vế điều kiện (giả thiết) là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây
☐ Vế điều kiện (giả thiết) là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/ tôi sẽ là một vầng mây ấm
☐ Vế kết quả là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây
☐ Vế kết quả là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/ tôi sẽ là một vầng mây ấm
☐ Quan hệ từ nếu
Lời giải:
Xác định các vế trong câu
Nếu là chim , tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Điều kiện KQ
Nếu là hoa , tôi sẽ là một đóa hướng dương
ĐK KQ
Nếu là mây , tôi sẽ là một vầng mây ấm
ĐK KQ
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Câu đơn
Những nhận định đúng trong câu là
– Vế điều kiện (giả thiết) là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây
– Vế kết quả là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/tôi sẽ là một vầng mây ấm
– Quan hệ từ nếu
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 4, 5
Câu 3: Điền một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:
Nếu chúng ta chủ quan …………..
A. và coi thường người khác.
B. thì chúng ta sẽ chuốc lấy thất bại
C. rồi coi thường người khác
D. Kinh địch
Lời giải:
Các trường hợp A, C, D khi ghép lại chưa tạo thành câu hoàn chỉnh
Đáp án đúng: B. thì chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất bại