Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 124

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 124

Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) – Tuần 30 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 124, 125. Nhờ đó, các em sẽ biết cách sử dụng dấu phẩy trong câu cho đúng quy tắc.

Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 124

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 30 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 124

    Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 124, 125

    Câu 1

    Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy:

    a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

    Theo NGỌC GIAO

    b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tố quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.

    Theo PHỤ NỮ VIỆT NAM BƯỚC VÀO THẾ KỈ XXI

    c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.

    Theo MỘT THẾ GIỚI MỚI

    BẢNG TỔNG KẾT
    Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ
    Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
    Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
    Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

    Trả lời:

    BẢNG TỔNG KẾT
    Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ
    Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu b
    Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu a
    Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Câu c

    Câu 2

    Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.

    Truyện kể về bình minh

    Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy (…) có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn (….) Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

    Có một thầy giáo cũng dậy sớm (…) đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé (…) khẽ chạm vào vai cậu (…) hỏi:

    – Em có thích bình minh không?

    – Bình minh nó thế nào ạ?

    – Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa – Thầy giải thích.

    Môi cậu bé run run (…) đau đớn. Cậu nói:

    – Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà (…) cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

    – Em tha lỗi cho thầy.

    – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng (….) thầy bảo:

    – Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ (….) giống như làn da của mẹ chạm vào ta.

    – Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.

    Truyện kể NGA

    Trả lời:

    Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn. Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

    Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi:

    – Em có thích bình minh không?

    – Bình minh nó thế nào ạ?

    – Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa – Thầy giải thích.

    Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói:

    – Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

    – Em tha lỗi cho thầy.

    – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo:

    – Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.

    – Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.

    Bài tập Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

    Câu 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau đây:

    Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ….

    “Mặc dù tên cướp rất hung hăng ….. gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ….”

    Rồi cô hỏi ….

    – Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ….

    Hùng nhanh nhảu ….

    – Thưa cô ….. chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ …..

    Đáp án:

    Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ( : )

    “Mặc dù tên cướp rất hung hăng ( , ) gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ( . )”

    Rồi cô hỏi ( : )

    – Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ( ? )

    Hùng nhanh nhảu ( : )

    – Thưa cô ( , ) chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ( ! )

    Câu 2: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:

    Thể hiện yêu cầu, nguyện vọng mong muốn bạn mình thực hiện.

    A. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với.
    B. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với?
    C. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với!
    D. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với:

    Đáp án: C

    Câu 3: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:

    Bày tỏ sự tò mò, thắc mắc trước một vấn đề mà con còn chưa được rõ

    A. Cậu là Minh có phải không?
    B. Cậu là Minh có phải không!
    C. Cậu là Minh có phải không.
    D. Cậu là Minh có phải không:

    Đáp án: A

    Câu 4: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:

    Bày tỏ sự yêu thích của con trước cái áo mà bạn con đang mặc

    A. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy?
    B. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy.
    C. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy!
    D. Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy

    Đáp án: C

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *