Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 (tiếp)

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 (tiếp)

Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) – Tuần 32 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 138. Qua đó, các em biết cách viết đoạn văn nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường.

Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 (tiếp)

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 32 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138

    Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 138

    Câu 1

    Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau?

    Dấu chấm và dấu phẩy

    Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : “Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”

    Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : “Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.”

    TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm

    Trả lời:

    Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.

    Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.

    Câu 2

    Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

    Trả lời:

    Đoạn văn 1

    Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.

    Tác dụng của dấu phẩy:

    • Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN (Câu 1)
    • Ngăn cách các vế câu. (Câu 5)

    Đoạn văn 2

    (1) Sau 1 tiết học hăng say, tiếng trống trường vang lên giòn dã báo hiệu 1 tiết học kết thúc. (2) Từ các của lớp, chúng tôi ùa ra sân trường như 1 đàn chim vỡ tổ. (3) Các bạn nam, bạn nữ cười nói vui vẻ. (4) Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. (5) Mấy bạn nữ đang nhảy dây , các bạn khác xem và cổ vũ rất nhiệt tình.

    → (1)(2)(4) ngăn cách trạng ngữ với CN và VN

    → (3) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

    → (5) ngăn cách các vế trong câu ghép

    Đoạn văn 3

    (1) Khi tiếng trống nghỉ giữa giờ vang lên, học sinh ùa ra sân vui chơi sau những tiết học căng thẳng. (2) Sân trường đang vắng lặng trở nên ồn ào, náo nhiệt. (3) Sân trường xôn xao tiếng nói, tiếng cười, tiếng chạy nhảy. (4) Các bạn nam hào hứng với trò chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây hoặc ríu rít khoe nhau những món đồ mới. (5) Dưới bóng mát của cây phượng, một vài nhóm học sinh tâm sự với nhau về những buồn vui trong học tập.

    Tác dụng của dấu phẩy trong các câu văn trên:

    • Dấu phẩy ở câu 1 có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
    • Dấu phẩy ở câu 2 là ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
    • Dấu phẩy ở câu 3 để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
    • Dấu phẩy ở câu 4 dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
    • Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

    Đoạn văn 4

    (1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường…

    → Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.

    → Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.

    → Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

    >> Tham khảo: Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *