Luyện từ và câu: Trạng ngữ (tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 60, 61. Qua đó, giúp các em biết cách sử dụng trạng ngữ trong câu.
Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Trạng ngữ (tiếp theo) – Tiếng Việt 4 Cánh diều
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Trạng ngữ (tiếp theo) của Bài 14: Bài ca giữ nước – Chủ điểm Đất nước theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Luyện từ và câu: Trạng ngữ (tiếp theo) Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 60, 61
Nhận xét
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.
Trả lời:
Trạng ngữ là: Ngày hôm đó, Đêm hôm sau, Sáng ngày thứ ba
Câu 2: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên?
Trả lời:
Trạng ngữ đứng ở vị trí đầu câu
Câu 3: Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?
Trả lời:
Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy
Luyện tập
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang lên Hồ Gươm.
Trả lời:
Trạng ngữ là: Thuở xưa, Bấy giờ, Trong buổi đầu, Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Từ khi có gươm thần, Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Một năm sau, Từ đó.
Câu 2: Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.
Trả lời:
Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả.
Trạng ngữ: Nay trong thời bình
>> Tham khảo: Viết đoạn văn về các chiến sĩ ở Trường Sa