Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa – Tuần 4 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 38, 39. Qua đó, các em sẽ biết cách tìm những từ cặp từ trái nghĩa trong tục ngữ, ca dao, thành ngữ.
Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa trang 38
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau như cao – thấp, phải – trái,… Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 4 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa trang 38 – Tuần 4
Thế nào là từ trái nghĩa?
Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Tác dụng: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái…. đối lập nhau.
Ví dụ: Với từ “nhạt”:
- (muối) nhạt >
- (đường) nhạt >
- (tình cảm) nhạt >
- (màu áo) nhạt >
Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 38, 39
Câu 1
So sánh nghĩa của các từ in đậm:
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Trả lời:
- Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
- Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công…
⇒ Chính nghĩa và phi nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Câu 2
Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Trả lời:
Các từ trái nghĩa với nhau có trong câu tục ngữ trên là:
- Sống/chết
- Vinh/nhục
Câu 3
Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?
Trả lời:
Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam – thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 39
Câu 1
Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Trả lời:
a) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: gạn – khơi, đục – trong
b) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: đen – sáng
c) Các cặp từ trái nghĩa trong câu là: rách – lành, dở – hay
Câu 2
Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
a) Hẹp nhà …. bụng.
b) Xấu người … nết.
c) Trên kính … nhường.
Trả lời:
Các từ được điền vào chỗ trống như sau:
a) Hẹp nhà rộng bụng.
b) Xấu người đẹp nết.
c) Trên kính dưới nhường.
Câu 3
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) Hòa bình
b) Thương yêu
c) Đoàn kết
d) Giữ gìn
Trả lời:
a) Hòa bình >
b) Thương yêu >
c) Đoàn kết >
d) Giữ gìn >
Câu 4
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3
Trả lời:
Mẫu tham khảo 1:
– Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
– Lan luôn giữ gìn của công, còn Hoàng luôn phá hoại của công như bẻ cành cây, giẫm lên bàn ghế.
– Từ một bạn học sinh có kết quả học tập thấp trong lớp, Ngân đã nỗ lực không ngừng để giành được thành tích cao hơn.
– Nhân dân ta ai cũng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Mẫu tham khảo 2:
– Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
– Hãy sống yêu thương lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
– Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.
Các cặp từ trái nghĩa là những từ in đậm