Lý thuyết Hóa học cần nhớ trước khi đi thi THPT quốc gia 2023 ngắn gọn, nhưng vô cùng bổ ích, giúp các em nắm vững toàn bộ những kiến thức lý thuyết trọng tâm, để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa của mình.
Bạn đang đọc: Lý thuyết Hóa học cần nhớ trước khi đi thi
Ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sắp tới gần, đây chính là thời điểm các em đang gấp rút ôn thi. Với những kiến thức lý thuyết Hóa Học dưới đây, sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình ôn thi. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023.
Lý thuyết Hóa học cần lưu ý trước khi đi thi THPT Quốc gia 2023
Kiến thức trọng tâm
- Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ: HCO3-, H2PO4-, HPO4(2-), HS-,H2NRCOO-, Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn,ZnO, Zn(OH)2, Be, BeO, Be(OH)2, Pb,Pb(OH)2, Sn, Sn(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3.
- Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng: Cr2O3, Si, SiO2, SnO2, Pb(OH)2, Pb, Sn, Sn(OH)2 và tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
- Các polime vừa tác dụng được với axit, bazơ: nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…
- Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là: nilon-6, nilon-7, lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), nhựa novolac, rezol.
- Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: tất cả (trừ các polime điều chế từ phản ứng trùng ngưng ở trên). Ví dụ: buna, PVC, PE, PVA….
Lưu ý: Tơ visco, axetat được điều chế từ p/ứ thông thường (không trùng ngưng, cũng như trùng hợp).
Monome thường gặp
- Nilon-6: axit e-aminocaproic:H2N(CH2)5COOH.
- Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N (CH2)6COOH.
- Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
- Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylendiamin: H2N(CH2)6NH2.
- Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.
Phân tử khối của các polime
- Nilon-6, capron: 113
- Nilon-7 (tơ enang): 127
- Nilon-6,6: 226
- Lapsan: 192
– Các chất có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glycogen.
– Không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit (hay rezit).
– Không phân nhánh (mạch thẳng): còn lại, ví dụ: buna, PE, PVC…
– Những chất làm mất màu dung dịch brom: axit không no, andehit, ancol không no, ete không no, phenol, catechol, rezoxinol, hidroquinon, anilin, styren và đồng đẳng…., – SO2, Cl2, xicloankan vòng ba cạnh, Br2, Fe2+, HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…..
– Các monosaccarit không bị thủy phân là: glucozo, fructozo.
– Các disaccarit bị thủy phân: mantozo, saccarozo.
– Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo.
Các lưu ý khác
* Các ancol có 2 nhóm OH liền kề, mới phản ứng được với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
* Al, Zn không phải là kim loại lưỡng tính.
Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.
* Andehit HCHO, HCOOH tác dụng với [Ag(NH3)2]OH tạo ra muối vô cơ: (NH4)2CO3. Còn tất cả các andehit còn lại tạo muối R(COONH4)a.
* Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.
* Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu.
* Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb,Cs, Ba, Cr.
* Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: lptk và lptd.
* Cu-Sn: đồng thanh, Cu-Zn: đồng thau, Cu-Ni: đồng bạch.