Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng trong cả năm học 2023 – 2024. Với các câu hỏi lý thuyết từ bài 1 cho tới bài 21 môn Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo, giúp các em củng cố kiến thức Lịch sử 6 thật tốt.

Bạn đang đọc: Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Lý thuyết Sử 6 CTST bám sát nội dung trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 6 Chân trời sáng tạo, được biên soạn kỹ lưỡng. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

Bài 1: Lịch Sử là gì?

I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ

– Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay

– Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

– Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.

– Đúc kết những bài học kinh nghiệm quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

– Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này qua đời khác.

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Tư liệu hiện vật gồm những dấu tích vật chất của người xưa như di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ…).

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Trong các loại tư liệu trên, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc – tư liệu liên quan trực tiếp về sự kiện lịch sử , ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Bài 2: Thời gian trong lịch sử

I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH

– Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và làm ra lịch.

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

– Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN

– Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch.

– Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

– Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *