Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 2 Tiểu học – Tất cả các môn

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 2 Tiểu học – Tất cả các môn

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 2 Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2 các môn: Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử – Địa lý, Tin học, Khoa học, Âm nhạc, Tự nhiên và xã hội. Giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới.

Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 2 Tiểu học – Tất cả các môn

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Kế hoạch bài dạy Mô đun 2 Tiểu học các môn

    Mẫu giáo án minh họa môn Tiếng Việt mô đun 2 Tiểu học

    Trường TH& THCS………..

    Tổ: 1

    Ngày: 12/12/2020

    Họ và tên:………………

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    Tên bài 57: anh ênh inh

    Môn: Tiếng Việt Lớp: 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
    Thời gian thực hiện: 35p (01 tiết)

    I. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học

    1) Kiến thức, kĩ năng:

    – YC1 về kiến thức: Nhận biết và đọc đúng các vần anh, ênh, inh.

    – YC2 về kĩ năng :

    + Đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần anh, ênh, inh.

    + Hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

    + Viết đúng các vần anh, ênh inh (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần anh, ênh inh.

    + Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần anh, ênh, inh có trong bài học.

    2) Phẩm chất, năng lực

    – YC3: Phẩm chất:

    + Yêu nước (YN): Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống hằng ngày, từ đó yêu quý cuộc sống hơn.

    + Chăm chỉ (CC): HS hoàn thành được các nội dung yêu cầu bài học.

    + Trung thực (TT): HS tự hoàn thành bài tập của mình, kiểm tra bài của bạn và báo cáo kết quả.

    – YC4: Năng lực:

    + Năng lực tự chủ và tự học (1): HS tự viết được các vần anh, ênh, inh và các từ có chứa cần anh, ênh, inh.

    + Năng lực giao tiếp và hợp tác (2):

    + HS biết quan sát và thảo luận nhóm đôi để tìm ra các tiếng chứa vần anh, ênh, inh qua các bức tranh

    + Năng lực ngôn ngữ (3): Biết đọc từ, câu, đoạn theo yêu cầu bài học.

    3) Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.

    YC5: Phát triển kĩ năng giao tiếp, nói lưu loát trong giao tiếp

    II. Chuẩn bị

    1. Giáo viên:

    – Giáo án, SGK, Bài giảng Powerpoint.

    – Các thiết bị có liên quan.

    2. Học sinh:

    – SGK, vở, bút, bảng con.

    III. Tiến trình dạy học

    1. Hoạt động dạy học

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐG– YCCĐ về KT, KN- Yccđ về biểu hiện PC, NL
    HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    – Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú

    – Tạo tình huống dẫn nhập vào bài mới

    Để giới thiệu vấn đề cần học.

    Nội dung:

    Tổ chức cho học sinh hát bài “Lý cây xanh”.

    Phương pháp:

    Phương pháp sinh hoạt tập thể

    Tổ chức hoạt động:

    – GV tổ chức cho cả lớp hát bài : “lý cây xanh”

    – Cho HS nhận xét cấu tạo từ “xanh” để dẫn dắt bài mới.

    – Nhận xét, tuyên dương

    – HS hát theo yêu cầu.

    – Nêu cấu tạo tiếng “xanh” gồm âm x ghép với vần anh

    – HS theo dõi, rút kinh nghiệm

    – HS vui vẻ, thoải mái để tham gia bài học được tốt hơn.

    HOẠT ĐỘNG 2. NHẬN BIẾT

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC1

    Nội dung:

    – Học sinh quan sát tranh và nhận biết các vần mới: anh, ênh, inh.

    – Phương pháp:

    + Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    – GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

    – GV giới thiệu câu ứng dụng: “Con kênh xinh xinh chảy qua cánh đồng”.

    – Cho HS tìm tiếng chứa vần màu đỏ để rút ra các vần học hôm nay

    – GV rút ra vần mới: anh, ênh, inh.

    – HS trả lời: Tranh vẽ con kênh, cánh đồng.

    – HS đọc câu ứng dụng

    – HS trả lời: kênh, xinh, cánh chứa vần màu đỏ.

    – HS theo dõi.

    – HS nhận biết các số và viết được các số theo yêu cầu.

    – HS thực hiện được YCCĐ1

    HOẠT ĐỘNG 3. ĐỌC

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC2, YC3

    Nội dung:

    – Học sinh đánh vần các vần mới: anh, ênh, inh. Đọc trơn các từ ứng dụng.

    – Quan sát tranh để nhận biết và tìm ra các từ chứa vần mới.

    – Phương pháp:

    + Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    a) Đọc vần:

    + GV đánh vần mẫu các vần anh, ênh, inh.

    + GV yêu cầu một số (4 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

    + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

    Đọc trơn các vần

    + GV yêu cầu một số (4 – 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

    + GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

    Ghép chữ cái tạo vần

    + GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần anh.

    + GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép ê vào để tạo thành anh.

    + GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành inh.

    – GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh anh, ênh, inh một số lần.

    b. Đọc tiếng

    – Đọc tiếng mẫu

    + GV gìới thiệu mô hình tiếng góc. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng cánh.

    + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng cánh. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng cánh. Sau đó đọc trơn.

    + Đọc trơn tiếng.

    – GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. Tiếp tục đọc trơn các tiếng mới

    – Ghép chữ cái tạo tiếng

    + HS tự tạo các tiếng có chứa vần anh, ênh, inh

    + GV yêu cầu 1 2 HS phân tích tiếng, 1 2 HS nêu lại cách ghép.

    + GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

    c. Đọc từ ngữ

    – GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: quả chanh, bờ kênh, kính râm

    – GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oc trong quả chanh, phân tích và đánh vần tiếng chanh, đọc trơn từ ngữ quả chanh. GV thực hiện các bước tương tự đối với bờ kênh, kính râm

    – GV yêu cầu HS đọc trơn nói tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 2 – 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

    – HS đánh vần các vần: anh, ênh inh.

    – Cả lớp thực hiện

    – HS đọc trơn các vần: anh, ênh inh

    – HS đọc trơn theo yêu cầu

    – HS ghép chữ.

    – HS tiếp tục tháo chữ a để thêm chữ ê ghép thành vần ênh, và tương tự với vần inh.

    – Cả lớp đọc đồng thanh

    – HS thực hiện theo yêu cầu.

    – HS thực hiện theo yêu cầu, đọc cá nhân, đồng thanh.

    – HS thực hiện theo yêu cầu, đọc cá nhân, đồng thanh.

    – HS sử dụng bảng cài để ghép các tiếng chứa vần anh, ênh inh.

    – HS thực hiện theo yêu cầu.

    – HS quan sát tranh và tìm tiếng chứa vần đang học: Quả chanh (anh), bờ kênh (ênh), kính râm (inh)

    – HS đọc các tiếng theo yêu cầu

    – HS thực hiện được YCCĐ2

    – Hoàn thành YC3

    HOẠT ĐỘNG 4. VIẾT

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC2 và YC4

    Nội dung:

    – Học sinh tập viết các vần mới: anh, ênh, inh.

    – Tập viết các tiếng có chứa vần anh, ênh, inh.

    – Phương pháp:

    + Trực quan, làm mẫu, giảng giải.

    Tổ chức hoạt động:

    – GV đưa mẫu chữ viết các vần anh, ênh, inh. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần anh, ênh, inh.

    – GV yêu cầu HS viết vào bảng con: anh, ênh, inh , chanh, kênh, kính (chữ cỡ vừa).

    – HS nhận xét bài của bạn.

    – GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

    – HS quan sát viết mẫu.

    – HS viết vần vào bảng con

    – Nhận xét chéo bài.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm

    HS ĐG lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ2

    – HS đạt YC4.

    HOẠT ĐỘNG 5. VẬN DỤNG SÁNG TẠO

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC5

    Nội dung:

    – Học sinh tập đọc các từ ứng dụng trên các phương tiện có sẵn trong cuộc sống có chứa các vận đang học: anh, ênh, inh

    – Phương pháp:

    + Trực quan, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    – GV đưa ra một số vật mẫu như: gó bánh, gói kẹo, …các vật mẫu có viết chữ trên bao bì có liên qua đến các đang học để học sinh vận dụng đọc.

    VD: bánh ngọt, kẹo ninh bình,…

    – HS đọc các từ ứng dụng trên vật mẫu

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ5

    – HS đạt YC5.

    2. Hoạt động kiểm tra đánh giá (có thể có, có thể không)

    3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

    – GV tổng kết bài học.

    – Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực.

    – Dặn dò về nhà.

    Mẫu giáo án minh họa môn Toán Mô đun 2 Tiểu học

    Giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học sách Chân trời sáng tạo

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN – LỚP 1 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO )

    PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

    BÀI: CÁC SỐ 1,2,3

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

    1. Kiến thức, kĩ năng:

    YCCĐ1: Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 3.

    YCCĐ2: Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số .

    YCCĐ3: Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.

    YCCĐ4: Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3.

    2. Năng lực chú trọng:

    NL1: Tư duy và lập luận toán.

    NL2: Giao tiếp toán.

    3. Phẩm chất:

    PC1: Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

    PC2: Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

    PC3: Đoàn kết, biết chia sẻ với bạn.

    PC4: Yêu nước.

    4. Tích hợp: Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.

    II. CHUẨN BỊ

    – GV:

    + Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn.

    + Bài hát Ba ngọn nến .

    – HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đánh giá

    HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

    1. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi vào học bài mới.

    2. Phương pháp: Trò chơi

    3. Cách tiến hành:

    – Gv hướng dẫn cho lớp hát bài: ba ngọn nến .

    + Trong bài hát có mấy ngọn nến ?

    – Gv dẫn dắt vào bài mới.

    HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.

    1. Mục tiêu: giúp các em đếm, lập số, đọc,viết các số trong phạm vi 3 .

    2. Phương pháp: trực quan, thảo luận, vấn đáp.

    3. Cách tiến hành:

    – Gv dán tranh con voi lên bảng, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:

    + Các em quan sát và nói trong tranh có gì ?

    + Tấm bìa này có mấy chấm tròn ?

    – GV nói: có 1 con voi, có 1 chấm tròn, ta có số 1.

    – GV giới thiệu số 1: 1 đọc là một .

    – GV hướng dẫn viết số 1 .

    – GV Giới thiệu số 2, số 3:(Quy trình dạy tương tự như giới thiệu số 1).

    – GV: để viết các số một, hai, ba . Ta dùng các chữ số 1,2,3.

    – GV cho hs đọc đồng thanh .

    HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành

    Bài 1:

    1.Mục tiêu: viết các số trong phạm vi 3 .

    2.Phương pháp: Thảo luận, thực hành

    3.Cách tiến hành:

    – GV nêu yêu cầu của bài tập: Viết số 1,2,3.

    – GV cho HS lần lượt quan sát mẫu chữ số 1,2,3 và nêu độ cao, các nét để viết các chữ số 1,2,3.

    – GV lần lượt viết mẫu chữ số 1,2,3. Yêu cầu HS viết vào bảng con .

    – GV theo dõi, nhận xét.

    Bài 2:

    1. Mục tiêu: giúp HS làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số .

    2. Phương pháp: quan sát, thực hành

    3. Cách tiến hành:

    – GV hướng dẫn hs sử dụng ngón tay để đếm, lập số

    + GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái và yêu cầu hs bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 3.

    + GV vỗ tay từ 3 tới 1 cái và yêu cầu hs bật ngón tay từ 3 tới 1 .

    – GV chia nhóm ( nhóm 4 ) và yêu cầu các nhóm thực hành: đếm – Lập số – Đọc số – Viết số . Ví dụ: 1 em điều khiển vỗ tay 2 cái, 2 em bật 2 ngón tay, em còn lại viết số 2 ra bảng .

    – GV nhận xét .

    Bài 3:

    Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.

    Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thực hành .

    Cách thực hiện:

    – GV đọc yêu cầu.

    – GV lần lượt đính 1 hình tròn,2 hình tròn, 3 hình tròn (sắp xếp như sách trang 24). Yêu cầu hs dùng thẻ số tương ứng với số hình tròn.

    – GV theo dõi nhận xét.

    – GV viết dãy số 1-2-3-3-2-1 lên bảng và yêu cầu HS đọc lại.

    HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng

    Bài 4:

    Mục tiêu: Giúp HS làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3.

    Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành .

    Cách thực hiện:

    – GV thực hiện mẫu:

    + Tách 2: GV lấy 2 mẫu vật để lên bàn, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Hai gồm một và một.

    + Tách 3:

    * GV lấy 3 mẫu vật để lên bài, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Ba gồm hai và một.

    * GV lấy 3 mẫu vật để lên bài, dùng tay tách thành 2 phần và nói: Ba gồm một và hai .

    – GV kết luận: Cấu tạo của Hai gồm một và một . Cấu tạo của Ba gồm hai và một . Ba gồm một và hai.

    HOẠT ĐỘNG 5: VUI HỌC

    Mục tiêu: Giúp hs tìm đúng số lượng đồ vật trong phạm vi 3.

    Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành, trò chơi.

    Cách thực hiện:

    – GV đọc yêu cầu của bài.

    – GV Hướng dẫn HS làm bài: Yêu cầu hs quan sát khung hình trong sách, kể tên các con vật, thức ăn có trong khung.

    + Thức ăn con mèo thích nhất là gì ?

    + Thức ăn con voi thích nhất là gì ?

    + Thức ăn con thỏ thích nhất là gì ?

    – Gv hướng dẫn hs dùng ngón tay trỏ trái đặt vào hình các con vật, ngón tay phải đặt và hình thức ăn yêu thích của con vật đó. Sau đó, kéo rê ngón tay trái từ trái sang phải, ngón tay trỏ phải từ trên xuống dưới, sau cho hai ngón tay gặp nhau ở 1 ô hình, rồi gọi tên hình có trong ô.

    – Gv yêu cầu hs tự thực hiện và báo cáo .

    – Gv nhận xét .

    HOẠT ĐỘNG 6: Đất nước em

    – Gv yêu cầu hs quan hình trong sách trang 25 giới thiệu cho hs biết về Chùa Một Cột, Giải thích lí do vì sao chùa lại có tên gọi như vậy và giáo dục hs yêu quý, bảo tồn các di tích của đất nước .

    HOẠT ĐỘNG 7: Củng cố

    – Gv nhận xét tiết học .

    – Dặn hs về nhà thực hiện các yêu cầu ở Hoạt động ở nhà với ba mẹ và tiết sau sẽ báo cáo trước lớp

    HS tham gia hát .

    -HS Quan sát tranh và trả lời:

    + Trong tranh có 1 con voi .

    + Có 1 chấm tròn .

    -HS nhắc lại .

    -HS quan sát chữ số 1 in, chữ số1 viết,

    – HS chỉ vào từng số và đọc

    – HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số 1,2,3.

    – HS quan sát mẫu chữ số và nêu độ cao, các nét chữ số.

    – HS thực hành viết số.

    – HS vừa bật ngón tay và đếm to: một, hai, ba .

    – HS vừa bật ngón tay và đếm to: ba, hai, một.

    – HS thực hành theo nhóm 4 .

    -HS lấy thẻ số cho phù hợp với số lượng hình tròn .

    – HS đọc cá nhân, đồng thanh.

    – HS thực hành theo HD.

    – HS thực hành theo HD.

    – HS thực hành theo HD.

    Có con mèo, voi, thỏ, mía, cá, cà rốt.

    + Cá

    + mía

    + Cà rốt.

    – Hs lắng nghe

    – Hs thực hành

    – Hs lắng nghe

    – Hs lắng nghe

    Tính tích cực, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động.

    YCCĐ 1

    PC2

    NL1,2

    YCCĐ 1

    PC1,2

    NL1,2

    YCCĐ 2

    PC1,2,3

    NL1,2

    YCCĐ 3

    PC1,2

    NL1,2

    YCCĐ 4

    PC2

    NL1,2

    – HS biết liên hệ, ứng dụng với thực tế.

    PC1,2,3.

    NL1,2

    Tích hợp TNXH, TV.

    NL2

    PC 2, 4

    – Biết về di tích văn hóa của đất nước, yêu quý, bảo tồn các giá trị văn hóa.

    Giáo án minh họa môn Toán mô đun 2 Tiểu học sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

    Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 74- 75)

    Bài: Phép trừ trong phạm vi 10 (Tiết 4)

    Số 0 trong phép trừ

    1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học

    1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng (bám vào CT môn học để mô tả)

    – YCCĐ 1: Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép trừ với số 0.

    – YCCĐ 2: Thực hiện được các tình huống này trong thực hành tính.

    – YCCĐ 3: Vận dụng viết được phép trừ phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ

    1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

    * Phát triển các phẩm chất:

    – YCCĐ 4: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học ( PC chăm chỉ )

    – YCCĐ 5: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.(PC nhân ái)

    – YCCĐ 6: Có trách nhiệm với công việc được giao ở lớp. (PC trách nhiệm)

    * Phát triển các năng lực:

    – YCCĐ 7: Quan sát tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan. Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán. (NL Tư duy và lập luận toán học).

    – YCCĐ 8: Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm ( NL giao tiếp toán học).

    2. Chuẩn bị

    + Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, phiếu bài tập), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, máy tính…) và tài liệu dạy học phù hợp với các hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh.

    + Học sinh chuẩn bị bộ đồ dùng học toán lớp 1.

    III. Tiến trình dạy học

    3.1. Hoạt động dạy học:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐG
    – Yccđ về KT,KN
    – Yccđ về biểu hiện PC, NL

    HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    – Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.

    – Giới thiệu vấn đề cần học.

    Nội dung: “Chơi trò chơi: Trán – cằm – tai ”

    Phương pháp: PP trò chơi

    Tổ chức hoạt động:

    Luật chơi và cách chơi: GV cho HS đứng tại chỗ, GV hát “trán- cằm – tai” nhiều lần và yêu cầu HS làm theo lời cô nói không làm theo cô làm. Nếu HS nào không làm được theo yêu cầu thì sẽ bị phạt nhảy lò cò

    1 vòng quanh lớp học.

    – HS thực hiện chơi theo sự hướng dẫn của GV.

    – Nhận xét.

    PC trách nhiệm

    – Nhận xét, chốt, chuyển

    – Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu

    – Nghe, viết mục bài vào vở

    – Làm việc cá nhân, cặp đôi, trình bày trước nhóm

    – Chia sẻ được mục tiêu bài học

    – Đánh giá PC1

    HOẠT ĐỘNG 2. TÌM TÒI, KHÁM PHÁ (Hình thành kiến thức mới)

    HĐ 2.1.

    * Mục tiêu: Quan sát và nhận biết được hình ảnh trong tranh.

    * Nội dung: Nêu được các tình huống trong tranh.

    * Phương pháp:

    – Phát hiện và giải quyết vấn đề.

    Tổ chức hoạt động:

    – GV cho HS quan sát tranh và tự nêu nội dung mỗi bức tranh?

    – Nhận xét.

    HĐ 2.2.

    * Mục tiêu: Hình thành được các phép tính tương ứng với mỗi bức tranh.

    * Nội dung: Nêu các phép tính trong tranh.

    * Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

    * Tổ chức hoạt động:

    a. Có 3 con cá, vớt ra1 con cá chúng ta làm phép tính gì ?

    – Vì sao em làm phép tính trừ ?

    ( câu b,c,d thực hiện tương tự câu a)

    HĐ 2. Chốt kiến thức HS vừa phát hiện ra:

    – GV chốt nội dung:

    a. Trong bể các có tất cả 3 con cá, vớt ra 1 con cá còn lại 2 con. Chúng ta làm phép tính trừ:

    3 – 1 = 2

    Câu b,c,d cách thực hiện tương tự câu a.

    – Nhận xét.

    – GV lưu ý: Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó.

    Dự kiến sản phẩm của HS

    a. Có 3 con cá trong bể, vớt 1 con cá, còn lại 2 con cá.

    b. Có 3 con cá trong bể, vớt 2 con cá, còn lại 1 con cá.

    c. Có 3 con cá trong bể, vớt 3 con cá, còn lại 0 con cá.

    d. Có 3 con cá trong bể, không vớt con cá nào, còn lại 3 con cá.

    a. 3 – 1

    b. 3 – 2

    c. 3 – 3

    d. 3 – 0

    – Phép trừ

    – Vì vớt ra là bớt đi nên em làm phép tính trừ.

    a. 3 – 1 = 2

    b. 3 – 2 = 1

    c. 3 – 3 = 0

    d. 3 – 0 = 3

    HS ĐG lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1, 2.

    HS ĐG lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1,2,3,4,5

    HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

    Bài tập. 1 SGK, Trang 75.

    * Phương pháp: Hợp tác

    Tổ chức hoạt động: Nhóm.

    – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng ”

    – GV mời cả lớp cử ra 4 đội chơi, mỗi đội có 3 em.

    – GV viết các phép tính lên bảng.

    – GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn cầm trên tay 1 bông hoa, trong mỗi bông hoa có gắn 1 số tương ứng với kết quả của 1 phép tính bất kì trên bảng. Nhiệm vụ của các bạn chơi là hãy tính nhẩm kết quả các phép tính và sau đó gắn vào phép tính tương ứng.

    – Thời gian chơi là 3 phút.

    – GV gọi HS dưới lớp nhận xét kết quả của các đội chơi và bình chọn cho đội nào nhanh nhất và đúng nhất.

    – GV nhật xét, tuyên dương

    – Gọi vài HS đọc lại kết quả các phép tính trên bảng.

    – GV hỏi: Vì sao?

    5 – 0 = 5 7 – 7 = 0

    0 + 4 = 4 3 + 0 = 3

    – GV cho HS nhận xét.

    Bài tập 2: SGK, Trang 75

    * Kỹ thuật: Mảnh ghép.

    Tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.

    – Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

    – GV chia nhóm 4.

    – GV giao nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và tính kết quả của từng phép tính trong các đám mây. Sau đó GV phát cho mỗi nhóm 1 đám mây có các phép tính, rồi nhóm điền kết quả vào phép tính trong đám mây của nhóm mình.

    – Thời gian thảo luận 5 phút.

    – Gv gọi đại diện các nhóm cầm đám mây của mình lên bảng ghép với bạn ở nhóm khác có cùng kết quả với nhóm mình thì đứng vào với nhau.

    – Gọi HS nhận xét các cặp trên bảng.

    – GV chốt ý kiến của HS.

    – Lớp cử ra 4 đội chơi.

    – HS chú ý.

    – HS ghi nhớ luật chơi.

    – HS tham gia chơi

    5 – 0 = 5 4 – 0 = 4

    6 – 6 = 0 7 – 7 = 0

    5 + 0 = 5 0 + 4 = 4

    3 – 0 = 3 2 – 0 = 2

    4 – 4 = 0 9 – 9 = 0

    3 + 0 = 3 0 + 2 = 2

    – HS đọc cá nhân.

    – Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó.

    – Một số cộng với 0 cũng bằng chính số đó.

    – Lớp chia 1 nhóm gồm 4 em.

    – Hoàn thành bài tập

    – HS thảo luận và làm bài.

    – HS tìm nhóm bạn có kết quả giống với nhóm mình thì ghép vào với nhau.

    7 – 4 5 – 5 7 – 0 4 – 0

    3 – 3 3 – 0 6 – 2 9 – 2

    HS ĐG lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ 1,2,3,4,5,6

    HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG SÁNG TẠO

    BT3. SGK, Trang 75

    * Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

    Tổ chức thực hiện:

    – GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

    – Gv cho HS quan sát tranh với thời gian 2 phút.

    – GV gọi HS nêu nội dung tranh

    – GV gọi 1 vài HS khác nhận xét bài toán bạn vừa nêu.

    – GV chốt: Vậy các em đã nêu đúng nội dung bức tranh, bây giờ các em hãy viết phép tính thích hợp vào bảng con.

    – GV mời 1 HS lên viết phép tính vào bảng lớp.

    – Lớp so sánh với kết quả của bạn trên bảng.

    – GV nhận xét bảng con, bảng lớp và chốt nội dung bài.

    – HS nêu

    – HS quan sát tranh

    – HS nêu :

    Lúc đầu trong chuồng có 3 con vịt, sau đó cả 3 con chạy hết khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ?

    – HS nhận xét hoặc có thể bổ sung nội dung khác ( Nếu có).

    – Lớp viết phép tính vào bảng con

    3 – 3 = 0

    – HS viết: 3 – 3 = 0

    – HS so sánh.

    HS ĐG lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ1,2,

    3,4,5,

    6,7,8

    3.3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

    – Bạn nào cho cô biết hôm nay chúng ta họa bài gì?

    – GV gọi vài HS đọc lại bảng trừ trên bảng.

    – GV nhắt lại qui tắc: Một số trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó.

    Mẫu giáo án minh họa môn Mỹ thuật mô đun 2 Tiểu học

    KẾ HOẠCH DẠY HỌC
    Mĩ thuật 4

    Chủ đề 2: Chúng em với thế giới động vật (Tiết 1/4)

    Tiết 1 – Vẽ / xé dán con vật

    I/ Mục tiêu

    1. Phẩm chất

    Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất sau:

    – Yêu quý động vật, biết chăm sóc bảo vệ các con vật, yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

    – Hình thành phẩm chất chăm chỉ thông qua việc thực hiện bài tập.

    – Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường,…

    2. Năng lực

    Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:

    • Năng lực mĩ thuật

    – Nêu được đặc điểm, hình dáng, môi trường sống của một số con vật.

    – Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán.

    – Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.

    – Bước đầu chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống.

    • Năng lực chung

    – Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lực chọn nội dung thực hành theo chủ đề bài học.

    – Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.

    – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, … để sáng tạo sản phẩm.

    • Năng lực đặc thù khác

    – Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận theo chủ đề.

    – Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động.

    3. Chuẩn bị của học sinh và giáoviên

    1. Học sinh:

    SGK Mĩ thuật 4, Vở (giấy vẽ)

    – Các đồ dùng cần thiết như: màu, giấy thủ công, hồ dán, kéo

    – Tranh/ ảnh sưu tầm về con vật.

    2. Giáo viên:

    – Bài giảng điện tử, tranh ảnh, vi deo, mô hình về các con vật theo chủ đề bài học.

    – SGK Mĩ thuật 4, hình ảnh hoặc vật thật minh họa nội dung bài học (đồ thủ công, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu đặc trưng vùng miền,…)

    – Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, dán, ghép hình, nặn

    – Máy tính, máy chiếu.

    III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu

    1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, luyện tập, hợp đồng, theo góc, … (Kết hợp nhiều phương pháp truyền thống và hiện đại)

    2. Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, động não…

    3. Hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp học. Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

    4. Các hoạt động dạy học chủ yếu

    TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp, kĩ thuật. Thiết bị, ĐDDH
    1-2p Hoạt động 1: Ổn định lớp. Ổn định trật tự lớp Ổn định trật tự, vị trí

    2-3p

    Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học.

    * Tổ chức đố vui về con vật:

    – GV hướng dẫn cách thức chơi:

    Tên trò chơi: Ai nhanh hơn

    Cách thức chơi: Nghe GV đọc câu đố bạn nào đoán nhanh, đúng bạn đó được một sao điểm tốt. Kết thúc cuộc chơi tổ nào có nhiều bạn trả lời đúng tồ đó giành chiến thắng.

    – GV tổ chức chơi: Đọc câu đố / chiếu trên máy.

    Câu 1: Phục phà phục phịch

    Chân quỳ tay chống? (Con cóc)

    Câu 2: Một lòng khuya sớm chuyên cần

    Trách người vô nghĩa sao chê ngu đần? (Con bò)

    Câu 3: Hai gươm tam giáo, mặc áo da bò

    Thập thò cửa lỗ, ai bắt không cho? (Con cua)

    Câu 4: Da trâu đầu rắn, chân ngắn cổ dài

    Chẳng cần đào đất, vần cần đến mai? (Con rùa)

    Câu 5: Vừa bằng con bò, nằm co giữa cổng? (Con voi)

    => GV tổng kết trò chơi, dẫn dắt, giới thiệu và ghi đầu bài. Nêu nội dung chủ đề và phạm vi tiết học (chủ đề gồm 4 tiết: Tiết 1-2 vẽ xé dán con vật. Tiết 3-4 tạo hình con vật bằng đất nặn, bìa, vỏ hộp. Tiết 1 chúng mình cùng vẽ/ xé dán một con vật theo ý thích)

    * Cả lớp cùng tham gia

    -Lắng nghe để biết cách chơi.

    * HS cả lớp tham gia đoán (HS giơ tay nhanh)

    5-6 HSTL

    * Đọc/ lắng nghe, ghi đầu bài

    (PP: Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề)

    Bài giảng điện tử

    10-12p

    Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.

    1/Quan sát, nhận biết

    2.1. Quan sát, tìm hiểu về con vật trong thực tế.

    * GV Chia nhóm

    * Nêu nội dung cần tìm hiểu khi QS

    * Xem video

    * Tổ chức chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8 bạn theo chủ đề con vật: Nhóm vật nuôi, vật dưới nước, vật hoang dã… cho HS xem video về các con vật (video dài 1,5p)

    + GV gắn bảng một số câu hỏi gợi mở để HS hiểu mục tiêu của mình khi QS cần chú ý những gì.

    – Nêu tên gọi của từng con vật?

    – Mỗi con vật đó có đặc điểm gì nổi bật/ (hình dáng, các bộ phận, màu sắc…)

    – Mỗi con vật đó thường có hoạt động gì? Môi trường sống của chúng ra sao?

    Ngoài những con vật này con còn biết con vật nào khác? Hãy miêu tả chúng?

    + Bật video về con vật

    * QSTL tìm hiểu kiến thức

    + Lắng nghe, thực hiện chọn nhóm/ chia vào nhóm theo ý thích

    + QS lắng nghe

    + Cả lớp xem video

    (PP Quan sát, thuyết trình, phân tích tổng hợp, DH hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy..)

    * Bảng phụ có ghi một số câu hỏi theo gợi ý

    Video các con vật ở các môi trường sống khác nhau

    * HS thảo luận

    * HS trình bày kết quả thảo luận

    * GV chốt ý

    2.2. Tìm hiểu sản phẩm tạo hình con vật

    * Tổ chức cho HSQS tìm hiểu sản phẩm

    * Chốt nội dung sáng tạo

    * Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm của mình – trình bày nội dung thảo luận lên giấy A0 (Thời gian 5p)

    * Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày

    > Chốt ý: Các con vật xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú: Có loài sống trên cạn, dưới nước, trong rừng, trên trời…Mỗi con có hình dáng, màu sắc, kích thước và hoạt động riêng. Nhưng con nào cũng đều có các bộ phận chính: Đầu, thân, đuôi và bộ phận di chuyển. Mỗi con có những đặc điểm riêng…,và những lợi ích khác nhau. Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng…

    * Chuyển slile -Yêu cầu HSQS sản phẩm GV chuẩn bị – trả lời theo từng câu hỏi của GV:

    – Con thấy những hình ảnh gì trong mỗi sản phẩm?

    – Hình dáng, màu sắc của chúng như thế nào?

    – Các sản phẩm được thực hiện bằng hình thức nào? Chất liệu gì?

    -> Chốt ý: Lựa chọn các con vật, và vật liệu, màu sắc khác nhau theo ý thích của mỗi bạn…

    => Chuyển ý: Sang HĐ3

    * Thảo luận nhóm và thực hiện theo yêu cầu.

    (Từng HS ghi ý kiến cá nhân, nhóm trưởng thống nhất, chốt/ ghi nội dung chính ở giữa giấy)

    * Đại diện 3-4 nhóm trình bày/ nhóm khác NX bổ sung nội dung còn thiếu

    * Quan sát, lắng nghe

    * QS trả lời theo câu hỏi.

    1-2 HSTL: Các con vật

    2-3 HSTL: Khác nhau: con thân to bầu dục, con thân tròn nhỏ, dài…

    2-3 HSTL: Vẽ, xé, cắt dán con vật

    * QS lắng nghe

    * Giấy A0, bút dạ, nam châm

    * Nam châm gắn tờ giấy thảo luận lên bảng.

    * Sơ đồ tư duy do GV đã chuẩn bị

    * Sản phẩm con vật của HS trên máy

    16-18p

    2/ Thực hành sáng tạo

    (PP gợi mở, thực hành)

    2.1. Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo

    * GV nêu câu hỏi gợi ý HS nêu ý tưởng

    * Củng cố lại các bước vẽ

    * GV Chốt cách thực hiện:

    * Giới thiệu thêm về một số sp của HS.

    * Lưu ý khi thực hiện

    2.2. Thực hành, sáng tạo

    * Tổ chức kí hợp đồng với HS

    * Tổ chức cho HS thực hành sáng tạo

    * Nêu câu hỏi gợi mở ý tưởng

    – Con sẽ lựa chọn tạo hình dáng con vật nào?

    Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Nó sống ở đâu?

    – Con định thể hiện bằng chất liệu gì? Và định làm từng bước như thế nào?

    – Con hãy nhắc lại từng bước vẽ con vật đã học ở lớp trước?

    * Chuyển slile có hình minh họa từng bước:

    B1/ Vẽ, xé, cắt các bộ phận lớn của con vật.

    (Sắp xếp dán các bộ phận đó tạo thành hình con vật – đối với xé, cắt dán).

    B2/ Vẽ, xé, cắt dán thêm các chi tiết, trang trí thêm cho con vật. (Vẽ màu – đối với vẽ)

    – Mở máy giới thiệu một số sản phẩm vẽ/ xé dán của HS cũ – nêu câu hỏi:

    – Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao?

    -> Hình không quá to hay quá bé, tỉ lệ các bộ phận cân đối, màu sắc đủ độ đậm nhạt…

    * Nêu nội dung trong bản hợp đồng, hướng dãn học sinh tích vào ô chọn theo khả năng của mình.

    * GV nêu yêu cầu: Vẽ hoặc xé, cắt dán trang trí con vật theo ý thích.

    * 4-5 HS nêu ý tưởng

    * 2-3 HS nêu

    * QS lắng nghe củng cố lại cách thực hiện

    * QS tham khảo

    * QS lắng nghe tránh mắc lỗi khi thực hiện bài

    * Lắng nghe, đọc và kí hợp đồng theo khả năng của mình.

    * Lắng nghe yêu cầu bài và thực hành – Thực hành cá nhân

    * Hợp đồng học tập môn MT

    Mẫu giáo án minh họa môn Lịch sử – Địa lí Mô đun 2 Tiểu học

    Trường TH ……….

    Ngày: ……….

    Họ và tên: …………………………….

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    Bài: VĂN LANG, ÂU LẠC

    Môn: Lịch sử – Địa lý ; Lớp: 5

    Thời gian thực hiện: 35p (01 tiết)

    I. Mục tiêu của bài học:

    – Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.

    – Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần…), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    1. Năng lực:

    * Năng lực Lịch sử – Địa lí:

    – Nhận thức khoa học Lịch sử, địa lí.

    – Tìm hiểu lịch sử địa lí.

    * Năng lực chung:

    – Tự chủ và tự học.

    – Giao tiếp và hợp tác.

    – Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    2. Phẩm chất:

    – Yêu nước: Yêu lịch sử và truyền thống của nước ta.

    – Chăm chỉ: Biết tìm hiểu về lịch sử nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Trách nhiệm:

    II. Thiết bị daỵ học và học liệu:

    1. Giáo viên:

    – Tranh ảnh về các bằng chứng khảo cổ học.

    – Một số câu chuyện truyền thuyết lịch sử.

    – Phiếu học tập.

    – Giấy rôki, giấy A4, bút.

    2. Học sinh:

    – Sách, vở và bút ghi chép.

    III. Các hoạt động học:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

    1. Khởi động.

    – Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tò mò khám phá tri thức mới.

    – Cách tiến hành: Đặt câu hỏi: Hãy nêu những tên gọi của nước ta qua các thời kì?

    – GV bắt đầu gợi mở những nhiệm vụ của bài học mà học sinh phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới.

    2. Hình thành kiến thức mới.

    * Hoạt động 1: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Nội dung: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Sản phẩm: Học sinh nắm được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Cách thức thực hiện: Sử dụng tài liệu, Trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kĩ thuật khăn trải bàn.

    – GV cho HS đọc các thông tin trong SGK và đưa các câu hỏi:

    + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời vào thời gian nào?

    + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực nào trên đất nước ta?

    – GV chốt lại kết quả và cho HS xem lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, cùng với các bằng chứng khảo cổ học.

    * Hoạt động 2: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Mục tiêu: Mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Nội dung: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Sản phẩm: Học sinh nắm được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Cách thức thực hiện: PP trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kể chuyện lịch sử.

    – GV cho HS đọc thông tin trong SGK và tìm các câu chuyện truyền thuyết lịch sử liên quan đến thời kì Văn Lang, Âu Lạc.

    – GV kể mẫu một câu chuyện cho HS nghe.

    – Gọi 1 số HS kể những câu chuyện em biết.

    – GV yêu cầu HS mô tả một số đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

    – Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

    – GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức, kĩ năng.

    3. Luyện tập:

    * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.

    – Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.

    – Cách tiến hành:

    – GV phát phiếu bài tập.

    – GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.

    – GV nhận xét và chốt lại kết quả.

    4. Vận dụng:

    * Hoạt động 4: Xây dựng, cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.

    * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.

    * Cách tiến hành:

    – GV liên hệ và giáo dục HS ý thức bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.

    – Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm xây dựng cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.

    – GV chốt lại những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ di tích lịch sử ở địa phương.

    – GV nhận xét tiết học.

    – HS làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

    Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Vạn Xuân …

    – HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn.

    + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 năm TCN. Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ III TCN.

    + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

    – HS lắng nghe và quan sát.

    – HS suy nghĩ và nêu: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần…

    – Lắng nghe.

    – HS kể.

    – HS làm việc nhóm và trình bày theo kĩ thuật mảnh ghép.

    – Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

    – HS làm cá nhân vào phiếu.

    Câu 1. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng.

    Trong thời kì vua Hùng, Lạc dân làm nghề gì chính?

    A. Làm nông, dệt lụa, trồng cây.

    B. Trồng lúa, khoai, cây ăn quả, rau và dưa hấu.

    C. Khai thác khoáng sản, dệt lụa, đúc đồng.

    D. Đánh cá, trồng rau, nuôi tằm, trồng rừng.

    Câu 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn sau:

    (Âu Lạc, Văn Lang, năm 700 TCN, thế kỉ III TCN).

    Khoảng … , nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời. Tên nước là … .

    Cuối …, nước … tiếp nối nước Văn Lang.

    – HS lắng nghe.

    – HS hoàn thành mẫu cam kết và thuyết trình trước lớp.

    BẢN CAM KẾT BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG

    Nhóm: ……………………. Lớp:…………

    Những việc nên làm Những việc không nên làm

    Mẫu giáo án minh họa môn Đạo đức mô đun 2 Tiểu học

    Trường ………………

    Tổ:………

    Ngày: …………

    Họ và tên: ……………………..

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY

    Tên bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( Tiết 1)

    Môn: Đạo đức; Lớp: 5

    Thời gian thực hiện: 35p (01 tiết)

    I. Yêu cầu cần đạt của bài học

    1) Kiến thức, kĩ năng:

    – YC1 về kiến thức: Học sinh biết yêu quê hương

    – YC2 về kĩ năng :

    + Học sinh thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

    + Học sinh biết yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng bảo vệ quê hương.

    2) Phẩm chất, năng lực

    – YC3: Phẩm chất:

    + Yêu nước (YN): Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên của quê hương, đất nước và đời sống hằng ngày, từ đó yêu quý cuộc sống hơn.

    + Chăm chỉ (CC): HS hoàn thành được các nội dung yêu cầu bài học.

    + Trung thực (TT): HS tự hoàn thành bài tập của mình, kiểm tra bài của bạn và báo cáo kết quả.

    – YC4: Năng lực:

    + Năng lực tự chủ và tự học (1): Học sinh hoàn thành phiếu bài tập, thực hành những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu quê hương.

    + Năng lực giao tiếp và hợp tác (2):

    + HS biết quan sát và thảo luận nhóm đôi để tìm những việc làm cụ thể

    + Năng lực ngôn ngữ (3):Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương. Kể được những việc đã làm thể hiện tình yêu quê hương.

    3) Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.

    YC5: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.

    II. Chuẩn bị

    1. Giáo viên:

    – Giáo án, SGK, Bài giảng Powerpoint. Các thiết bị có liên quan dây, kẹp, nẹp để treo tranh.

    – Các bài hát, bài thơ… nói về tình yêu quê hương

    – Phiếu bài tập 1

    Em hãy ghi dấu x vào trước những câu thể hiện tình yêu quê hương
    a) Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa
    b) Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương.
    c) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
    d) Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê.
    đ) Không thích về thăm quê.
    e) Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.

    2. Học sinh:

    – SGK, vở, bút chì, giấy màu, các bài hát, bài thơ…. Nói về tình yêu quê hương.

    III. Tiến trình dạy học

    1. Hoạt động dạy học

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐG– YCCĐ về KT, KN- Yccđ về biểu hiện PC, NL
    HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    – Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú

    – Tạo tình huống dẫn nhập vào bài mới

    Để giới thiệu vấn đề cần học.

    Nội dung:

    Tổ chức cho học sinh hát bài “Quê hương tươi đẹp”.

    Phương pháp:

    Phương pháp sinh hoạt tập thể

    Tổ chức hoạt động:

    – GV tổ chức cho cả lớp hát bài : “Quê hương tươi đẹp”

    – Cho HS thử tài nói nhanh “ Quê hương là gì ?” để dẫn dắt bài mới.

    – Nhận xét, tuyên dương

    – HS hát theo yêu cầu.

    – Là nơi mình sinh ra.

    – Là nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

    – Là nơi có những kỉ niệm của tuổi thơ

    – Là nơi có ngôi nhà thân yêu, cánh đồng bát ngát, dòng sông hiền hòa, con đường làng, cây đa, bến nước…

    – Là nơi không thể nào quên được khi đi xa…

    – HS theo dõi, rút kinh nghiệm

    – HS vui vẻ, thoải mái để tham gia bài học được tốt hơn.

    HOẠT ĐỘNG 2. NHẬN BIẾT (Tìm hiểu truyện Cây đa làng em)

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC1

    Nội dung:

    – Học sinh quan sát tranh “ Cây đa”

    – Phương pháp:

    + Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    – GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

    – GV giới thiệu truyện: Cây đa làng em.

    – Chia lớp thành 6 nhóm; phát phiếu học tập; Giao nhiệm vụ và quy định thời lượng.

    +Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?

    + Hà gắn bó với cây đa như thế nào?

    + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?

    + Những việc làm của Hà đã thể hiện điều gìối với quê hương?

    KL: Bạn Hà đã góp tiền chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.

    – Học sinh đọc ghi nhớ

    – HS trả lời: Tranh vẽ cây đa và mọi người đang ngồi dưới gốc đa nghỉ ngơi, hóng mát. Các bạn nhỏ chơi đùa dưới gốc cây đa

    – Học sinh thảo luận, thư kí ghi vào phiếu câu trả lời.

    – Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi bổ sung.

    + Vì cây đa gắn bó với dân làng từ bao đời nay. Cây đa còn mang lại nhiều lợi ích cho bóng mát để mọi người nghỉ ngơi khi đi làm đồng về, nơi vui chơi

    + Những ngày ở quê, Hà thường cùng các bạn rủ nhau ra gốc đa trò chuyện, vui chơi

    + Hà đóng góp tiền để chữa bệnh cho cây đa.

    + Hà rất yêu quê hương của mình.

    Quê hương mỗi người chỉ một,

    Như là chỉ một mà thôi.

    Quê hương nếu ai không nhớ.

    Sẽ không lớn nổi thành người.

    ĐỖ TRUNG QUÂN

    – HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

    – HS thực hiện được YCCĐ1

    HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC2, YC3

    Nội dung: Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương

    – Phương pháp:

    + Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    a. – Phát phiếu bài tập

    b. – Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để làm bài tập 1.

    – GV kết luận: trường hợp (a) (b) (c) (d) (e) thể hiện tình yêu quê hương.

    – GV yêu cầu học sinh đọc lại phần ghi nhớ.

    – Học sinh nhận phiếu bài tập dấu x vào ô trống trước những câu thể hiện tình yêu quê hương.

    – Đại diện một số cặp trình bày.

    – Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.

    – HS thực hiện theo yêu cầu.

    – HS thực hiện được YCCĐ2

    – Hoàn thành YC3

    HOẠT ĐỘNG 4. Thực hành

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC2 và YC4

    Nội dung:

    – Trao đổi với các bạn về quê hương của mình.

    – Kể ra những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu quê hương

    – Học sinh quan sát một số tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

    – Phương pháp:

    + Trực quan, hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    – GV ra những gợi ý yêu cầu học sinh trao đổi lẫn nhau.

    + Quê bạn ở đâu?

    + Bạn biết gì về quê hương mình?

    + Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?

    – Giáo viên kết luận và khen một số học sinh biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.

    – Cho học sinh xem một số tranh ảnh cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta.

    – Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

    – Một số học sinh trình bày trước lớp. Các em khác có thể nêu câu hỏi những vấn đề mà mình quan tâm.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    Học sinh quan sát tranh

    HS trao đổi lẫn nhau

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ2

    – HS đạt YC4.

    HOẠT ĐỘNG 5. VẬN DỤNG SÁNG TẠO

    Mục tiêu:

    – Hoàn thành YC5

    Nội dung: Học sinh vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.

    – Phương pháp:

    + Hỏi đáp, kiến tạo

    Tổ chức hoạt động:

    – Yêu cầu học sinh viết ra giấy điều em mong muốn thực hiện hoặc vẽ bức tranh

    – HS thực hiện theo yêu cầu.

    – GV QS mức độ đạt được của YCCĐ5

    – HS đạt YC5.

    2. Hoạt động kiểm tra đánh giá (có thể có, có thể không)

    3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

    – GV tổng kết bài học.

    – Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực.

    – Dặn dò về nhà.

    + Sưu tầm các bài hát, bài thơ… nói về tình yêu quê hương.

    + Hoàn thành bức tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình để tiết sau triển lãm.

    Mẫu giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 2 Tiểu học

    Trường TH ……

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY

    Môn: Hoạt động trải nghiệm

    Lớp 1

    TUẦN 13: TÌM HIỂU VIỆC TỰ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN

    I. Mục tiêu:

    1. Năng lực:

    • Thực hành một số kĩ năng cơ bản như sắp xếp không gian riêng, chăm sóc sức khỏe.
    • Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
    • Tập ăn uống đủ chất theo chế độ dinh dưỡng.
    • Thể hiện sự thân thiện khi cùng tham gia các hoạt động với bạn.

    2. Phẩm chất:

    • Có trách nhiệm với công việc đã nhận
    • Yêu quý bản thân, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
    • Nỗ lực học hỏi và thực hành các kĩ năng để giúp bản thân phát triển.
    • Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.

    II.Chuẩn bị:

    1. Giáo viên:

    • Bài powerpoint, clip bài hát, tranh hàm răng, chăn, khăn, vật thật (nước ngọt, rau, củ, quả, bánh, kẹo) , rổ nhựa, vòng đeo đầu (ba, mẹ, con), gương soi

    2. Học sinh: SGK, vở bài tập, thẻ gương mặt cảm xúc

    III.Hoạt động dạy học:

    Thời gian Bước Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của
    Học sinh

    2p

    1. Khởi động

    – GV cho HS xem clip bài hát “Những em bé ngoan”

    – GV dẫn dắt: Những em bé trong bài hát được khen là bé ngoan vì chăm học, biết chăm sóc bản thân. Chúng ta sẽ được học cách để chăm sóc bản thân tốt hơn trong các hoạt động hôm nay nhé !

    – Hát theo và sử dụng bộ gõ cơ thể

    10p

    2. Khám phá

    a) Bạn nào trong hình trông lịch sự, đáng yêu?

    – GV cho HS quan sát tranh để lựa chọn hình ảnh bạn nhỏ nào trông lịch sự, đáng yêu

    – GV chiếu từng hình, HS đưa tay thả tim với những hình ảnh bạn nhỏ nào trông lịch sự, đáng yêu (GV diễn giải từng hình và chốt đáp áp đúng)

    – GV tổ chức cho HS soi gương theo nhóm đôi để tự quan sát vẻ ngoài của mình và của bạn (tóc, mặt, bàn tay, quần áo…) xem đã chỉnh tề chưa. Nếu chưa thì tự mình chỉnh trang lại cho tươm tất.

    – Sau đó GV cho HS quan sát hai bàn tay của mình xem móng tay dài/ngắn, sạch sẽ hay không. Nếu không thì nhắc HS về cắt móng tay, chân.

    – GV hướng dẫn HS rửa tay đúng quy trình

    – GV đặt câu hỏi để giúp HS nhận biết ích lợi của việc tự rửa tay, đánh răng (nếu tay bẩn thì có thể bị nhiễm bệnh, nếu không đánh răng kĩ thì bị sâu răng, hôi miệng, nếu cứ để bố mẹ làm cho mình thì ở trường không có bố mẹ có thể tự làm được không)

    b) Điều nào nên làm và điều nào không nên làm?

    – GV dẫn dắt HS đến hoạt động “Đến thăm nhà bạn”

    – GV chiếu lần lượt từng cặp hình và cho HS quan sát

    – GV yêu cầu HS giơ thẻ mặt cười với hình thể hiện điều nên làm, giơ thẻ mặt buồn với hình thể hiện điều không nên làm

    – GV khuyến khích HS nêu lí do tại sao lại chọn như vậy

    – GV dẫn dắt, gợi ý để giúp HS nhận biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giúp HS nhận thức được mình có thể tự sắp xếp sách vở, chăn màn… cho gọn gàng, ngăn nắp

    c) Em nên học hỏi bạn nhỏ nào trong hình? Tại sao?

    – GV cho HS quan sát tranh, sau đó nêu tình huống trong tranh để HS lựa chọn việc cần học tập theo bạn nhỏ trong tranh.

    – GV mời HS lên kể lại việc mà HS đã tự làm ở nhà trong việc tự chăm sóc bản thân.

    – GV khen ngợi HS đã tự làm việc sau đó dẫn dắt sang phần luyện tập

    – Quan sát tranh

    – Thả tim/ không thả tim

    – Soi gương, chỉnh trang quần áo, tóc tai

    – Quan sát bàn tay

    – Thực hiện các bước rửa tay

    – Quan sát

    – Giơ thẻ gương mặt cảm xúc

    – Trả lời

    – Quan sát tranh và lựa chọn

    – Kể lại

    10p

    3. Luyện tập

    a) Em thực hiện vệ sinh cá nhân (ở trường và ở nhà)

    – GV cho HS thực hành việc xếp khăn, chăn, chiếu…

    – GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy có in hình hàm răng, HS sử dụng bút làm “bàn chải” để thực hành các bước chải răng

    b) Em tự chỉnh đốn trang phục và sắp xếp ngăn bàn

    – GV cho HS xem hình 2 bạn nam, nữ mặc đồng phục chỉnh tề và hướng dẫn HS thực hành việc chỉnh sửa trang phục của mình

    – GV cho HS xem hình ngăn bàn được sắp xếp gọn gàng và hướng dẫn HS sắp xếp ngăn bàn của mình

    – Thực hành

    – Thực hành

    – Thực hành

    – Thực hành

    10p

    4. Mở rộng

    a) Chọn những loại thức ăn tốt cho sức khỏe của em

    – GV tổ chức cho HS trò chơi “Bé đi chợ” : GV bày 1 số vật thật/ mô hình/ hình vẽ và 1 cái rổ. Lần lượt từng HS lên chọn 1 loại thức ăn mà mình cho là tố cho sức khỏe bỏ vào rổ.

    – GV giơ từng vật và chốt đáp án

    – GV cho HS xem lại các loại thức ăn tốt cho sức khỏe và cho HS nhắc lại

    – GV đặt câu hỏi gợi mở giúp HS nhận ra sự cần thiết của việc ăn đầy đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm

    – GV đặt câu hỏi để giúp HS ý thức việc tự ăn mà không cần có bố mẹ hỗ trợ

    b) Chọn hoạt động tốt cho sức khỏe phù hợp với bản thân

    – GV cho HS nêu những hoạt động rèn luyện sức khỏe mà các em từng tham gia bằng cách biểu diễn 1 vài động tác để cho các bạn đoán

    – GV cho HS nêu những ích lợi khi tập luyện các môn thể dục thể thao

    – Gv khuyến khích HS tham gia các môn thể dục thể thao bằng cách cho HS đánh dấu X vào môn mà các em đăng kí tham gia rèn luyện

    – GV chú ý giúp HS nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của trò chơi điện tử, xem tivi quá nhiều…

    c) Sắm vai con để nói với bố, mẹ “Bố, mẹ cho con tự làm để con giỏi hơn!”

    – GV tổ chức HS chia nhóm 4, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động sắm vai (vai mẹ, bố, con) để trò chuyện và tập nói câu “Bố, mẹ cho con tự làm để con giỏi hơn!”

    – Chọn và bỏ vào rổ

    – Lắng nghe

    – Nhắc lại

    – Thực hiện

    – Nêu ích lợi

    – Chọn

    – Thực hành sắm vai

    2p

    5. Đánh giá

    – GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo bảng trong SGK.

    – GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực, có mạnh dạn khi tham gia học tập, động viên khuyến khích HS tham gia.

    – Giơ thẻ gương mặt cảm xúc

    1p

    Kết nối

    – GV khuyến khích HS về nhà thực hiện tự gấp chăn, quần áo, chải răng, rửa tay … và nhờ bố mẹ chụp hình lại

    Mẫu giáo án minh họa môn Tin học mô đun 2 Tiểu học

    CHỦ ĐỀ 5 – SOẠN THẢO VĂN BẢN

    BÀI 2: EM TẬP SOẠN THẢO VĂN BẢN ( 1 TIẾT)

    I.THÔNG TIN CHUNG

    – Lớp: 4

    – Chủ đề: ỨNG DỤNG TIN HỌC Thời lượng: 4 tiết

    – Nội dung dạy học cụ thể: Bài 2. Em tập soạn thảo văn bản (1 tiết – Lí thuyết+ thực hành)

    – Yêu cầu cần đạt của của chủ đề/chủ đề con: Chủ đề 5 – Soạn thảo văn bản

    + Nhận biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn bản và kích hoạt được bằng chuột.

    + Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa, có dấu và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu. Mở được tệp có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.

    + Đưa được hình, tranh ảnh vào văn bản, chỉnh sửa được hình, tranh ảnh.

    + Chỉnh sửa được văn bản với các thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản.

    – Yêu cầu cần đạt chọn minh hoạ

    + Soạn thảo và lưu văn bản.

    + Mở văn bản có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.

    I. MC TIÊU DY HC

    Phẩm chất, năng lực Biểu hiện của yêu cầu cần đạt (STT của YCCĐ)
    Năng lực Tin học
    NLe – Soạn thảo được văn bản và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu. (1)
    NLd – Mở được tệp có sẵn (2)
    Năng lực chung
    Tự chủ và tự học – Tự luyện tập sử dụng các chức năng của phần mềm soạn thảo để tạo ra sản phẩm. 1
    Giao tiếp và hợp tác – Trao đổi thảo luận hoàn thành phiếu bài tập và sản phẩm của hoạt động luyện tập. 2
    Giải quyết vấn đề và sáng tạo – Tự gõ một đoạn văn bản tùy ý theo chủ đề tự chọn. 3
    Phẩm chất
    Có trách nhiệm với bản thân. Lưu tệp văn bản vào đúng thư mục để dễ tìm, sắp xếp công việc khoa học. Mở được văn bản đã có sẵn, đặt và đổi tên văn bản.

    1

    Chăm chỉ Tích cực tham gia hoạt động học tập. Hoàn thành nội dung đúng yêu cầu. 2

    II. Phương tiện thiết bị dạy học tiểu thiểu cần chuẩn bị

    – Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, máy tính, máy chiếu.

    – Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

    III. Tiến trình dạy học

    1. Khởi động: (2 phút)

    1.1. Mục tiêu: Ôn lại biểu tượng và chức năng của phần mềm Word

    1.2 Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

    1.3 Tổ chức hoạt động

    GV cho HS chơi trò chơi “Truyền quà”: Em hãy mô tả biểu tượng và chức năng của phần mềm Word.

    1.4 Phương án đánh giá: Đánh giá bằng nhận xét

    2. Hình thành kiến thức mới:

    2.1 Hoạt động 1: Soạn thảo văn bản: (10 phút)

    2.1.1 Mục tiêu: Gõ được đoạn văn bản ngắn trên phần mềm Word.

    2.1.2 Dự kiến sản phẩm: Bài soạn thảo của học sinh trên phần mềm Word. Vở của HS ghi chép về chức năng của phím Delete, Backspace. Phiếu tự đánh giá và đánh giá theo nhóm.

    – HS hoạt động nhóm 2 HS/máy. Gõ đoạn văn bản ngắn ( Hai câu thơ:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng.

    Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”

    2.1.3 Tổ chức hoạt động:

    HĐ của GV HĐ của HS

    Trước HĐ

    GV thực hiện HĐ sau: Chuẩn bị máy chiếu đưa phiếu học tập lên , máy tính mở phần mềm Word gõ văn bản mẫu: “Bầu ơi,….giàn”.

    – Chia 2 HS 1 nhóm/ máy. Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện, quy định thời gian thực hiện .

    – GV yêu cầu HS quan sát nội dung đoạn văn bản mẫu, khởi động phần mềm Word và gõ đoạn văn bản đó.

    – GV chuẩn bị phiếu học tập trên máy chiếu yêu cầu HS tìm chức năng xóa kí tự của phím Backspace và phím Delete.

    – GV phát phiếu đánh giá, tự đánh giá theo nhóm

    Trong HĐ

    – Quan sát HS thực hiện, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

    – GV chiếu phiếu học tập tìm chức năng của hai phím Backspace và phím Delete.

    – GV hỗ trợ giúp đỡ HS khó khăn.

    – HS mở phần mềm Word gõ nội dung đoạn văn bản 2 câu thơ “Bầu ơi …giàn” trên phần mềm Word.

    – HS quan sát trên màn chiếu hoàn thành phiếu học tập theo nhóm và phiếu tự đánh giá.

    Sau HĐ

    – GV nhận xét, chốt kiến thức

    – 1 HS thực hành gõ nội dung văn bản trên máy chiếu. Cả lớp quan sát, nhận xét.

    – HS chia sẻ kết quả phiếu học tập, nêu chức năng xóa kí tự của phím Delete và phím Backspace.

    – Nhắc lại nội dung chức năng xóa kí tự của hai phím Backspace và phím Delete và viết vào vở.

    – Thu lại phiếu tự đánh giá

    2.1.4 Phương án đánh giá: Nhận xét bằng lời, nhận xét trên phiếu học tập.

    2.2.Hoạt động 2 – Lưu văn bản và mở văn bản có sẵn: (5 phút)

    2.2.1 Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết cách lưu văn bản, mở văn bản có sẵn.

    2.2.2 Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập, file lưu học sinh trên máy.

    2.2.3 Cách thức tổ chức hoạt động:

    HĐ của GV HĐ của HS

    Trước HĐ

    – GV thực hiện HĐ sau: Chuẩn bị máy chiếu phiếu học tập chưa sắp xếp và đáp án phiếu học tập yêu cầu HS tìm các bước lưu văn bản.

    – Chia HS thực hiện theo 2 HS 1 nhóm.

    Trong HĐ

    – Yêu cầu HS quan sát phiếu học tập và sắp xếp lại các bước lưu văn bản hoàn chỉnh.

    – HS quan sát phiếu học tập, thực hành thao tác trên văn bản vừa gõ sắp xếp các bước lưu văn bản đúng trên phiếu học tập.

    Sau HĐ

    – GV hỗ trợ giúp đỡ HS khó khăn.

    – GV nhận xét, chốt kiến thức.

    – GV hướng dẫn HS thực hiện mở file văn bản có sẵn

    – HS chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

    – Nhắc và thực hiện lại các bước trên máy chiếu cho cả lớp quan sát.

    – HS quan sát, thực hiện mở file trên máy.

    2.2.4 Phương án đánh giá: Nhận xét bằng lời, nhận xét trên phiếu học tập.

    2.3. Luyện tập: ( 10 phút)

    2.3.1 Mục tiêu: HS tổng hợp lại các kiến thức kĩ năng đã học vận dụng thực hành trên máy tính. Gõ đoạn văn bản: “5 điều Bác Hồ dạy” và lưu bài vào thư mục lớp mình.

    2.3.2 Dự kiến sản phẩm: File lưu trong thư mục riêng của lớp mình trên máy tính

    2.3.3 Tổ chức hoạt động:

    HĐ của GV HĐ của HS

    Trước HĐ

    – GV thực hiện HĐ sau: Chuẩn bị máy tính cài sẵn phần mềm Word, chia nhóm 2 HS/ máy.

    Trong HĐ

    – Yêu cầu HS khởi động phần mềm Word và gõ văn bản “5 điều Bác Hồ dạy” vào phần mềm Word và lưu lại.

    – Hỗ trợ, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

    – HS khởi động phần mềm Word, gõ nội dung: “ 5 điều Bác Hồ dạy” lưu văn bản vào thư mục lớp mình.

    – 1 HS thực hành trên máy chiếu cho cả lớp quan sát và lưu lại.

    Sau HĐ

    – GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương

    – HS nhận xét, đánh giá.

    – Nhắc lại quy trình thực hiện gõ, lưu văn bản.

    2.3.4: Phương án đánh giá: Nhận xét, đánh giá bằng lời.

    2.4. Vận dụng, mở rộng (3 phút)

    2.4.1 Mục tiêu: HS gõ và lưu một đoạn văn bản tùy chọn theo ý thích. HS được phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    2.4.2 Dự kiến sản phẩm: File lưu HS trên máy

    2.4.3 Cách tổ chức hoạt động:

    HĐ này GV hướng dẫn và dành cho HS tự tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học làm bài tập ở nhà.

    2.4.4 Phương án đánh giá: Quan sát, đánh giá bằng lời.

    Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học

    Trường ………………………..

    Tổ: …………………….

    Ngày: ……………………..

    Họ và tên: ………………………….

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY

    Tên bài: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

    (1 tiết)

    Môn: Khoa học

    Lớp: 5

    I. MỤC TIÊU

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực Khoa học tự nhiên

    Năng lực Khoa học tự nhiên Ký hiệu
    Nêu được các vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người. KH1
    Trình bày được ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường. KH2
    Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, có các giải pháp để bảo vệ môi trường. KH3

    1.2. Năng lực chung:

    – Tự chủ, tự học: Hs tự quan sát tranh ảnh SGK để nhận biết được vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.

    – Giao tiếp, hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm, chia sẻ thông tin thu được.

    – GQVĐ: Biết nêu một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

    2. Phẩm chất

    – Yêu nước: Hình thành phát triển ở học sinh tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm tòi thế giới tự nhiên

    – Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

    -Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

    II. THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

    – GV: Phiếu BT 1, 2; Bảng nhóm đã kẻ sẵn, tranh ảnh

    – HS: Chuẩn bị theo nhóm: Phiếu học tập, tranh ảnh

    III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:

    – PPDH: Trò chơi, thảo luận nhóm, quan sát

    – KTDH: Chia nhóm, động não.

    IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

    Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động: (5p)

    * Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh để kết nối vào nội dung bài học.

    * PP: Trò chơi

    * Sản phẩm: HS biết môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người không

    * Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật”

    – GV treo tranh cho hs quan sát, trả lời câu hỏi:

    + Hình nào cho biết môi trường là không gian để con người:

    Sinh sống: hình 3

    – Sau đó yêu cầu HS trong vòng 10 giây quan sát nhanh các hình ảnh có trên bảng, hết thời gian chia sẻ những điều mình đã quan sát được.

    – GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bức tranh, nhận xét

    – HS tham gia trò chơi

    HS chia sẻ

    – GV liên hệ vào bài.

    2. Khám phá: (12”)

    HĐ1: Quan sát:

    * Mục tiêu: – Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người.

    – Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường

    * PP: quan sát, Hình thức: nhóm đôi

    * Sản phẩm: Hoàn thành phiếu BT1 (phụ lục 1)

    * Cách tiến hành:

    – (B1) GV yêu cầu HS quan sát cặp đôi để xem môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?

    – (B3) GV nhận xét, kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:

    + thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí.

    + các nguyên liêu và nhiên liệu (quặng kim loại, dầu mỏ, than đá…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống con người được nâng cao hơn

    – Môi trường là nời tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt trong quá trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người.

    – (B2) HS quan sát phiếu BT số 1, quan sát hình minh hoạ và vốn hiểu biết của mình trao đổi

    – Viết vào phiếu nội dung: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì.

    – Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác bổ sung nếu có

    HĐ2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

    * Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.

    * PP: Trò chơi động não, Hình thức: Nhóm

    * Sản phẩm: Quá trình thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm

    * Cách tiến hành:

    Thảo luận nhóm:

    (B1: Xác định mục đích)

    – GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.

    (B2. Vạch kế hoạch thảo luận)

    – GV hướng dẫn

    – Nêu yêu cầu HS viết lên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, cụ thể so với phần kết luận trên.

    – Hết thời gian chơi, GV tuyên dương nhóm nào viết được nhiều và cụ thể theo yêu cầu của bài.

    – GV: Hướng dẫn HS chia sẻ

    * GV kết luận:

    – Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở,…các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống

    – Môi trường còn là nời tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trính sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

    – HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả

    (B3. HS thảo luận)

    – HS thực hành quan sát theo nhóm, ghi lại kết quả và rút ra nhận xét.

    (B4+5. Phân tích kết quả để rút ra kết luận và thông báo kq)

    – HS chia sẻ cách làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm với các nhóm khác và rút ra kết luận.

    3. Luyện tập thực hành (10p)

    *Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, có các giải pháp để bảo vệ môi trường.

    * PP: Kĩ thuật mảnh ghép

    * Sản phẩm: Kết quả làm việc cá nhân.

    * Cách tiến hành:

    – GV: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

    – GV nêu cách làm: GV cho HS viết vào phiếu cá nhân câu trả lời: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại.

    – GV: Tổ chức cho nhóm chuyên gia làm việc

    – GV tổ chức thực hiện mảnh ghép báo cáo.

    – GV tổ chức cho ban học tập điều hành các nhóm chia sẻ, đánh giá kết quả.

    – GV: tuyên dương.

    – HS lắng nghe

    – HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả trước nhóm.

    – Ban học tập: Điều hành chia sẻ, đánh giá kết quả, tuyên dương.

    4. Vận dụng (7p)

    *Mục tiêu: Học sinh biết vận động mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

    PP: PP đàm thoại

    *Hình thức: nhóm.

    * Sản phẩm: Hs biết vận động mọi người xung quanh mình bảo vệ môi trường.

    * Cách tiến hành:

    – GV: Yêu cầu HS nêu câu hỏi cho bạn trả lời

    – GV: Tổ chức HS chia sẻ kết quả

    * Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,… nếu con người không biết bảo vệ giữ gìn

    – HS thảo luận, hoàn thành phiếu.

    – Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả

    5. Củng cố, dặn dò: (2’)

    – GV dặn dò HS về nhà tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường

    – Chuẩn bị tiết sau

    6. Phụ lục:

    6.1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá

    Hoạt động Căn cứ đánh giá
    Khám phá Kiểm tra sp trên phiểu bài tập, Học sinh kiểm tra lẫn nhau
    Trò chơi Toàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm
    Thực hành Học sinh kiểm tra lẫn nhau, Gv nhận xết học sinh
    Vận dụng Học sinh nhận xét, Giao viên nhận xét, kết luận,

    Mẫu giáo án minh họa môn Âm nhạc mô đun 2 Tiểu học

    Học hát: Tổ Quốc Ta

    Vận dụng sáng tạo: Cao thấp

    I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có thể

    – Nói được tên bài hát, bước đầu hát rõ lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát.

    – Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.

    – Nhận biết được âm thanh cao – thấp khi nghe nhạc thông qua trò chơi âm nhạc .

    II. CHUẨN BỊ:

    1. Giáo viên:

    – Giáo án Powerpoint

    – Đàn phím điện tử

    – Đàn và hát thuần thục bài hát Tổ Quốc Ta

    2. Học sinh:

    – Nhạc cụ gõ: thanh phách, trống nhỏ

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

    Nội dung (Thời lượng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS

    Hoạt động 1: (25 phút)

    Học hát : Tổ quốc ta (Mộng Lân)

    * Khởi động:

    – Kể về những chuyến tham quan, dã ngoại, về quê….

    – GV khơi gợi và trò chuyện đặt câu hỏi : Em đã được đi tham quan, dã ngoại … ở những đâu?

    – HS nghe và và trả lời.

    – Khởi động giọng

    – GV dánh đàn mẫu âm (lấy câu 1 trong bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi )

    – HS luyện thanh.

    * Giới thiệu và nghe hát mẫu:

    Hướng dẫn HS quan sát bức tranh

    – GV hướng dẫn HS xem tranh và nhận xét về phong cảnh có trong bức tranh?

    – GV đặt câu hỏi : Em đã biết và đến thăm được nơi nào giống như phong cảnh trong bức tranh ?

    – HS xem tranh và nhận xét.

    – HS trả lời.

    – Nghe hát mẫu.

    – GV đàn và hát mẫu bài hát qua 1 lần

    – GV đàn giai điệu qua 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.

    – HS lắng nghe và cảm nhận.

    – HS nhẩm theo.

    * Đọc lời ca:

    Hướng dẫn đọc lời ca.

    – GV chia bài hát thành 4 câu, đọc từng câu.

    + Câu 1: Tổ quốc ta , rộng bao la

    + Câu 2: Ngàn đất đai phì nhiêu đồng lúa xanh mởn mơ

    + Câu 3: Rừng núi cao, biển xanh xanh

    + Câu 4: Tổ quốc ta đẹp sao dải đất Bắc Nam nối liền.

    – GV đọc mẫu và bắt nhịp cho HS đọc từng câu.

    – GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.

    – HS chú ý

    – HS đọc lời ca.

    – HS thực hiện.

    * Tập hát:

    Hướng dẫn hát từng câu

    – Hát cả bài

    – GV đàn giai điệu từng câu hát, tập cho HS hát theo lối móc xích

    – GV đàn và hát mẫu câu 1, 1,2 lần và bắt nhịp cho HS hát theo.

    * lưu ý: khi hát ca từ “đồng lúa xanh mởn mơ”có quãng nhảy nên GV hát chậm, rõ quãng nhảy cho HS tập hát chậm và tăng tốc lần.

    – Tập hát câu 2

    – Hát móc xích câu 1 + 2

    – Tập hát câu 3

    – Tập hát câu 4

    – Hát móc xích câu 3 + 4

    – GV nghe và sửa lỗi về phát âm và giai điệu quãng nhảy cho HS

    – GV hướng dẫn HS hát cả bài.

    – GV đặt câu hỏi:

    + Qua bài hát , các em thấy Tổ quốc mình có những cảnh đẹp gì?

    + Có hình ảnh nào gần gũi với quê hương em?

    – HS nghe và hát theo

    – HS thực hiện

    – HS lưu ý

    – HS hát câu 2.

    – HS hát câu 1 + 2.

    – HS hát câu 3.

    – HS hát câu 4.

    – HS hát câu 3 + 4

    – HS nghe và sửa sai (nếu có)

    HS thực hiện

    – HS trả lời theo yêu cầu.

    – HS trả lời (có rừng, núi , biển, đồng bằng..)

    – HS trả lời theo sự gợi ý của GV

    * Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.

    – Giáo dục HS qua nội dung bài hát.

    – GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy yêu mến quê hương, đất nước , con người Việt Nam chúng ta.

    – HS chú ý lắng nghe.

    * Hát với nhạc đệm:

    Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

    – GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:

    Câu 1: Gõ mạnh – nhẹ theo bông hoa.

    – GV hát vỗ tay mẫu.

    – Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.

    – GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách

    – HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.

    – HS lắng nghe.

    – HS thực hiện

    – HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.

    – Hát với nhạc đệm.

    – GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.

    – GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.

    – GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)

    – GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.

    – HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.

    – HS nhận xét

    Hoạt động 2:

    Vận dụng – sáng tạo : Cao- Thấp

    – Trò chơi đóng vai Ông Đồ và cô Lá

    – GV hướng dẫn HS đóng vai Ông Đồ và cô Lá

    – GV cho 2 em lên đóng vai giọng nói của ông Đồ (già nên giọng nói trầm ), Cô Lá (trẻ nên giọng nói cao vút, lánh lót).

    – GV nhận xét – khen.

    – HS quan sát đóng vai

    – HS nghe và thực hiện

    * Nghe và nhắc lại âm thanh bằng âm “la”

    – Nghe và nhắc lại cao độ của nốt Đô – Son bằng âm “la”

    – GV cho Hs nghe và nhắc lại độ cao của nốt Đô và nốt Son bằng âm “la”

    – GV hướng dẫn: chỉ vào nốt Son thì đọc cao, chỉ vào nốt Đô thì đọc thấp .

    – GV cho cả lớp đọc, một vài HS đọc.

    – GV chỉ lần lượt cho HS đọc, chỉ tùy hứng cho HS đọc.

    – GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.

    – HS lắng nghe.

    – HS đọc nốt nhạc cao- thấp theo chỉ định.

    – HS cả lớp đọc, đọc cá nhân.

    – HS luôn phiên đọc nốt nhạc cao- thấp .

    – HS thực hiện.

    Nghe và nhận biết âm thanh cao – thấp.

    – GV đàn hai nốt Đô – Son và cho HS nhận biết độ cao – thấp kết hợp với động tác phụ họa theo.

    + Đọc Đô tay để lên bàn

    + Đọc Son tay để lên đầu.

    – GV cho HS thực hiện bằng nhiều hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân.

    – HS nghe và thực hiện theo.

    – HS thực hiện.

    * Củng cố

    – Yêu cầu HS quan sát tranh và hát câu hát phù hợp trong bài Tổ quốc ta ở bài tập 3 trang 9 vở bài tập.

    – Dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài mới.

    – HS thực hiện.

    – HS lắng nghe và ghi nhớ.

    Mẫu giáo án minh họa môn Tự nhiên xã hội mô đun 2 Tiểu học

    CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

    Bài: HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG

    (2 Tiết)

    1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học

    1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng

    – Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng,

    – Kể được tên các loại đường giao thông.

    – Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh.

    – Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

    – Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (xe máy, xe buýt, đò thuyền,….) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

    1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

    1. Năng lực chung:

    Tự chủ, tự học: HS thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ học tập.

    Giao tiếp, hợp tác: Học sinh tích cực làm việc theo nhóm.

    NL GQVĐ: Tuân theo quy định luật an toàn giao thông.

    2. Năng lực đặc thù:

    – Kể được tên các loại đường giao thông. Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

    – Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh. Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

    – Xử lí được các tình huống khi tham gia giao thông.

    3. Phẩm chất:

    – Trách nhiệm(thực hiện nghiêm túc quy định biển báo, nhắc nhở tuyên truyền mọi người cùng thực hiện)

    4. Chuẩn bị

    Giáo viên: máy tính, tranh ảnh, các loại biển báo, chiếc hộp bí mật, phiếu học tập, các thẻ phương tiện giao thông.

    III. Tiến trình dạy học

    3.1. Hoạt động dạy học

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
    HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    – Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú

    Để giới thiệu vấn đề cần học.

    Nội dung hoạt động:

    – Hoạt động trò chơi: “chiếc hộp bí mật”.(GV chuẩn bị một số câu hỏi về giao thông).

    Tổ chức hoạt động:

    – Nêu tên trò chơi.

    – Hướng dẫn cách chơi.

    – Tổ chức chơi.

    Bài hát: Đường em đi

    – Lắng nghe.

    – Tham gia trò chơi.

    HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ

    HĐ 2.1. Tìm hiểu các phương tiện và loại đường giao thông.

    Mục tiêu:

    – Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

    – Kể được tên các loại đường giao thông.

    Phương pháp: KT động não, thảo luận nhóm

    Tổ chức hoạt động:

    a. Các phương tiện giao thông:

    – Cho HS suy nghĩ cá nhân:

    + Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

    – Yêu cầu chia sẻ nhóm đôi về các phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

    – GV mời đại diện nhóm báo báo.

    – GV nhận xét, kết luận.

    b. Các loại đường giao thông

    Mục tiêu: Kể tên các loại đường giao thông

    Phương pháp: Thảo luận nhóm

    Tổ chức hoạt động:

    – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, yêu cầu học sinh:Sắp xếp các phương tiện giao thông theo các loại đường giao thông cho phù hợp.

    GV nhận xét, kết luận.

    HĐ 2.2. Tìm hiểu các biển báo giao thông

    Mục tiêu:

    – Phân biệt được một số loại biển báo giao thông(biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh.

    – Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

    Nội dung:

    Phương pháp: Thảo luận nhóm

    Tổ chức hoạt động:

    – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, yêu cầu học sinh các nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau: Nối đúng các biển báo giao thông vào các loại biển báo thích hợp.

    GV nhận xét.

    – GV hỏi:

    + Làm thế nào em biết đó là các biển báo cấm/ biển báo nguy hiểm/ biển báo chỉ dẫn/biển hiệu lệnh?

    + Có mấy loại biển báo giao thông?

    + Vì sao khi tham gia giao thông chúng ta phải tuân theo các biển báo giao thông?

    – Nhận xét, kết luận.

    – HS suy nghĩ cá nhân và trả lời:

    – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

    + Một số phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô, xe tải, tàu hỏa, máy bay, thuyền, ca nô,…

    + Tiện ích: dùng để vận chuyển người, hàng hóa,…

    – HS các nhóm làm vào phiếu học tập: gắn thẻ các phương tiện giao thông vào các loại đường giao thông phù hợp

    – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

    + Đường bộ: xe máy, xe ô tô, xe đạp,…

    + Đường thủy: tàu, thuyền, ca nô,…

    + Đường sắt: tàu lửa

    + Đường hàng không: máy bay,..

    – HS các nhóm làm vào phiếu học tập: Nối các biển báo giao thông vào các loại biển báo thích hợp.

    – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

    – Vì các biển báo giao thông cùng loại có những đặc điểm giống nhau (Biển báo cấm có viền đỏ, hình vẽ bên trong màu đen, nền trắng; biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen,..)

    + Có 4 loại biển báo giao thông: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh.

    + Vì để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác,…

    – HS nhắc lại, ghi nhớ.

    HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, VẬN DỤNG

    BT.1. Hành động nào đúng?

    Tổ chức hoạt động: Cá nhân

    – GV đưa nội dung bài 8 tập.

    – GV yêu cầu HS lựa chọn các tình huống đúng do GV đưa ra.

    1. Khi đi bộ, em đi như thế nào là đúng quy định?

    2. Hành động nào là đúng khi ngồi trên xe máy, ô tô?

    3. Khi đi trên thuyền, ghe,.. bạn nào hành động đúng?

    – Trong quá trình HS trả lời, GV yêu cầu HS giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó.

    – GV nhận xét, kết luận.

    – Hình 2, 3

    – Hình 1, 4

    – Hình 1, 2

    – HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

    BT.2. Xử lí tình huống

    Tổ chức hoạt động: Trò chơi đóng vai

    Tổ chức thực hiện:

    GV chuẩn bị một số tình huống giao cho các nhóm (4 nhóm) để thảo luận, đóng vai và xử lí tình huống.

    – GV nhận xét, kết luận.

    – Vận dụng: Dặn HS về nhà chia sẻ với người thân và những người xung quanh về những điều đã học.

    – Hoạt động thảo luận, đóng vai và cách xử lí tình huống của các nhóm.

    – Cách nhận xét của HS.

    PHỤ LỤC

    1. Bài hát: Đường em đi (Hoạt động: Khởi động)

    2. Câu hỏi ở hộp bí mật: (Hoạt động: Khởi động)

    – Đèn tín hiệu gồm có mấy màu?

    – Em đi học bằng phương tiện gì?

    – Kể tên một phương tiện di chuyển trên sông?

    3. Các thẻ ghi phương tiện giao thông.(nhiều thẻ)

    Phiếu học tập

    Đường giao thông thứ 1 Đường giao thông thứ 2 Đường giao thông thứ 3 Đường giao thông thứ 4

    4. Các loại biển báo: biển báo cấm/ biển báo nguy hiểm/ biển báo chỉ dẫn/biển hiệu lệnh.

    5. Tranh ảnh các tình huống tham gia giao thông. (chọn đáp án đúng ở phần luyện tập).

    6. Các tình huống.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *