Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3 gồm 9 môn: Toán, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công dân, Lịch sử và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm.

Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

Qua đó giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch bài dạy Mô đun 3 THPT các môn

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử 12 Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1945-1949)

    LỊCH SỬ 12
    Thời lượng: 02 tiết

    Giáo viên:…………………………………

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
    NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2 1
    Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới 2
    Mối quan hệ giữa VN với LHQ 3
    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
    Giải quyết vấn đề Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
    Nhân ái Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    GV: Tài liệu liên quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ

    HS: SGK, tranh ảnh các tổng thư kí LHQ…

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp cho HS xem

    Đàm thoại gợi mở

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    (3)

    I. Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.

    II. Sự thành lập Liên hợp quốc.

    III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

    – Đàm thoại gợi mở

    – Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    – Kĩ thuật làm việc nhóm

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    (3)

    Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể:

    Câu 1: Sau CTTG II, 1 trật tự TG mới được xác lập, với đặc trưng lớn nhất là gì?

    Câu 2: VN phải làm gì để giành độc lập và XD phát triển đất nước?

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (2)

    (3)

    Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức LHQ hoạt động tại VN, tổ chức VH-GD đã giúp đỡ nước ta như thế nào, tìm hiểu và đánh giá tác động.

    Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS

    Công cụ: Thang đo

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)

    2. Thang đo

    Biểu hiện Đánh giá(thang điểm 10)
    – Tìm được 01 đến 02 tổ chức theo yêu cầu 3 điểm
    – Tìm được từ 03 tổ chức trở lên theo yêu cầu 5 điểm
    – Nêu được sự giúp đỡ của của các tổ chức đó 3 điểm
    – Nêu được những tác động của các tổ chức đó 2 điểm

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Ngữ văn Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: VỢ CHỒNG A PHỦ
    NGỮ VĂN 12
    Thời lượng: 02 tiết

    Giáo viên:…………

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

    Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

    Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật…

    1

    Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật

    2

    Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật…

    3

    Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

    4

    Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm

    5

    Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan.

    6

    Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp

    7

    Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi

    8

    Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.

    9

    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.

    Giải quyết vấn đề

    Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.

    Nhân ái

    Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

    2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    Huy động vốn kiến thức về văn hóa khu vực Tây Bắc; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới

    Trò chơi, Đàm thoại gợi mở

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (7)

    I. Tìm hiểu chung

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Tìm hiểu nhân vật Mị

    a. Trước khi về làm dầu

    b. Bi kịch thân phận

    c. Sức sống tiềm tàng

    2. Tìm hiểu nhân vật A Phủ

    III. Tổng kết

    – Đàm thoại gợi mở

    – Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    – Kĩ thuật làm việc nhóm

    Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (3)

    (4)

    (5)

    Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết,

    Công cụ: Bài tập

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (3)

    (4)

    Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

    Thiết kế dự án:

    – Thiết kế clip giới thiệu Tô Hoài cùng những chia sẻ về tác phẩm Vợ chồng A Phủ.,

    – Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện.

    – Đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện

    Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS

    Công cụ: Rubric

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)

    2. Bài tập

    3. Rubric

    Mức độ
    Tiêu chí
    Mức 1 Mức 2 Mức 3

    Thiết kế clip giới thiệu Tô Hoài cùng những chia sẻ về tác phẩm Vợ chồng A Phủ

    (3 điểm)

    Clip chưa đầy đủ nội dung

    (1 điểm)

    Clip đủ nội dung nhưng không hấp dẫn

    (2 điểm)

    Clip đủ nội dung và rất hấp dẫn, cuốn hút

    (3 điểm)

    Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện.

    (3 điểm)

    Vẽ không đẹp và có dưới 03 cảnh đặc sắc

    (1 điểm)

    Vẽ đẹp nhưng có dưới 05 cảnh đặc sắc

    (2 điểm)

    Vẽ đẹp và có trên 05 cảnh đặc sắc

    (3 điểm)

    Đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện

    (4 điểm)

    Diễn viên diễn không nhập vai

    (1 điểm)

    Diễn viên diễn nhập vai nhưng không gây xúc động

    (3 điểm)

    Diễn diễn diễn nhập vai và gây xúc động

    (4 điểm)

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SỰ ĐỒNG BIẾN NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ (tiết 1)
    GIẢI TÍCH 12
    Thời lượng: 03 tiết

    Giáo viên:……………………………..

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
    Giải quyết vấn đề toán học HS nắm vững các công thức và quy tắc tính đạo hàm 1
    Khảo sát sự biến thiên của hàm số 2
    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu
    Giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức để ứng dụng trong thực tế và đời sống.
    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
    Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Chuẩn bị của giáo viên:

    • Soạn kế hoạch bài giảng, soạn giáo án chủ đề
    • Chuẩn bị các phương tiện dạy học: thước kẻ, máy chiếu…
    • Giao trước cho học sinh một số nhiệm vụ về nhà phải đọc trước

    2. Chuẩn bị của học sinh:

    • Đọc trước bài ở nhà
    • Làm BTVN
    • Nghiên cứu để thuyết trình vấn đề mới của bài học trước lớp
    • Kẻ bảng phụ, chuẩn bị phấn, khăn lau bảng

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    Khảo sát lập bảng biến thiên 3 hàm số : y= 3x -2; y = -x2 +2x+3; y = x3-3x

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm.

    Phương pháp: Kiểm tra viết

    Công cụ: Bài tập

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    Nêu đ/n đạo hàm, nhận xét dấu của tỉ số Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    với x≠0, x∈K nếu hs đồng biến (nb) trên K từ đó suy ra dấu của đạo hàm trên K

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập về xét sự biến thiên của hàm số bằng xét dấu đạo hàm

    (1)

    (2)

    Tìm khoảng biến thiên các hàm số sau:

    y = x2 – 3x

    y = -x4 + 4x2 + 2

    Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết, đánh qua sản phẩm của HS

    Công cụ: Bài tập

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (1)

    (2)

    Bài tập:

    Cho hàm số y = f(x) = x3 −3(m+1)x2+3(m+1)x+1. Định m để hàm số :

    a) Luôn đồng biên trên khoảng xác định của nó

    b) Đồng biến trên ( −1;0).

    c) Nghịch biến trên Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    Phương pháp: Quan sát

    Công cụ: Rubric

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự các câu hỏi)

    2. Bài tập (tự các bài tập)

    3. Rubric

    Mức độ
    Tiêu chí
    Mức 1 Mức 2 Mức 3

    Trình bày bài làm của học sinh (1 điểm)

    Viết được (0,5 điểm)

    Viết rõ ràng, sạch sẽ (0,75 điểm)

    Viết rõ ràng, sạch sẽ, mạch lạc (1 điểm)

    Tìm m để hs đồng biến trên tập xác định (3 điểm)

    Tính chưa đúng ý (1 điểm)

    Tính đúng ý nhưng chưa tìm được m (2 điểm)

    Tính đúng ý nhưng tìm được m (3 điểm)

    Tìm m để hs đồng biến (3 điểm)

    Viết sai đk để hs đồng biến (1 điểm)

    Viết được đk để hs đồng biến nhưng tính sai (2 điểm)

    Viết được đk để hs đồng biến và tính đúng

    (3 điểm)

    Tìm m để hs đồng biến (3 điểm)

    Viết sai đk để hs nghịch biến (1 điểm)

    Viết được đk để hs nghịch biến nhưng tính sai (2 điểm)

    Viết được đk để hs nghịch biến và tính đúng (3 điểm)

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Địa lí Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
    ĐỊA LÍ 12
    Thời lượng: 01 tiết

    Giáo viên:…………………………………….

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

    Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

    Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam

    1

    Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí

    2

    Biết được một số chính sách dân số ở nước ta

    3

    Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

    4

    NĂNG LỰC CHUNG

    Năng lực giao tiếp và hợp tác

    Trao đổi, thảo luận với bạn để rút ra kết luận chung

    Giải quyết vấn đề và sáng tạo

    Sử dụng được các kiến thức để liên hệ trong thực tế và đời sống.

    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

    Trách nhiệm

    Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

    Chăm chỉ

    Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

    2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    GV chiếu hình ảnh bên dưới và đặt câu hỏi: Hình ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì về đặc điểm dân số nước ta? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    – Tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư

    – Tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu lao động

    – Tìm hiểu về vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Quan sát

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    – HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

    – Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

    Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (3)

    (4)

    HS hoàn thành câu hỏi:

    * Câu hỏi 1: Đưa ra quy luật của sự phân bố dân cư?

    * Câu hỏi 2: Chuyển dịch kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm?

    Phương pháp: KT VIẾT

    Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)

    2. Bài tập

    Câu 1: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

    A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    B. Tây Nguyên.

    C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    D. Bắc Trung Bộ.

    Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?

    A. Có nhiều dân tộc ít người.

    B. Gia tăng tự nhiên rất cao.

    C. Dân tộc Kinh là đông nhất.

    D. Có quy mô dân số lớn.

    Câu 3: Dân số nước ta đông không tạo thuận lợi nào dưới đây?

    A. Nguồn lao động dồi dào.

    B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    C. Thu hút nhiều vốn đầu tư.

    D. Trình độ đào tạo được nâng cao.

    Câu 4: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do

    A. địa hình bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa.

    B. Nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rộng

    C. chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống.

    D. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản.

    Câu 5: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do

    A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.

    B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

    C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

    D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

    Câu 6: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

    A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

    B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

    C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.

    D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.

    Câu 7: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

    A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.

    B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.

    D. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

    Câu 8: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?

    A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    B. Bắc Trung Bộ.

    Đồng bằng sông Hồng.

    D. Đông Nam Bộ.

    Câu 9: Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là

    A. tăng thu nhập cho người lao động.

    B. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.

    C. tạo thị trường rộng có sức mua lớn.

    D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Câu 10: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần

    A. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

    B. hạn chế di dân ra thành thị.

    C. mở rộng lối sống nông thôn.

    D. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.

    3. Bảng kiểm

    Yêu cầu Xác nhận
    Không
    Có sử dụng công cụ vẽ biểu đồ không
    Có vẽ đúng giá trị của bảng số liệu không
    Có phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân giữa các vùng không
    Có rút ra nhận xét từ biểu đồ không

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Sinh học Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
    SINH HỌC 12
    Thời lượng: 01 tiết

    Giáo viên:…………

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

    Nhận thức kiến thức sinh học

    Trình bày được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sinh sống

    1

    Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người

    2

    Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người

    3

    NĂNG LỰC CHUNG

    Năng lực giao tiếp và hợp tác

    Trao đổi, thảo luận với bạn để rút ra kết luận chung

    Giải quyết vấn đề và sáng tạo

    Sử dụng được các kiến thức để liên hệ trong thực tế và đời sống.

    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

    Trách nhiệm

    Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

    Chăm chỉ

    Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    – Bảng 34. Mức độ giống nhau về ADN và protein giũa người với các loài thuộc bộ Khỉ

    Các loài % giống nhau so với ADN người Các loài Số Axit amin trên chuỗi β– hemoglobin khác biệt so với người

    Tinh tinh

    97,6

    Tinh tinh

    0/146

    Vượn Gibbon

    94,7

    Gôrila

    1/146

    Khỉ Rhesut

    91,1

    Vượn Gibbon

    3/146

    Khỉ Vervet

    90,5

    Khỉ Rhesut

    8/146

    Khỉ Capuchin

    84,2

    Galago

    58,0

    Từ đó xác định mối quan hệ họ hàng giữa người với các loài thuộc bộ Khỉ.

    – Hình 34.1. Cây chủng loại phát sinh của bộ Linh trưởng: Hiểu được mối quan hệ họ hàng giữa người và một số loài vượn.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy họctrọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    Loài người có nguồn gốc từ động vật có xương sống

    DH theo nhóm.

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    GV chia lớp thành 6 nhóm, tìm hiểu các thông tin

    + Nhóm 1, 3: Những điểm giống nhau giữa người và thú

    + Nhóm 2, 4: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay

    + Nhóm 5, 6: Trình bày những điểm khác nhau giữa người và vượn người ngày nay?

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Quan sát

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    Phân tích bảng số liệu sau và cho biết: Dạng vượn người nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết, đánh qua sản phẩm của HS

    Công cụ: Bài tập

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (1)

    (2)

    BT1: PHT

    BT2: Học sinh cần có ý thức trách nhiệm như thế nào về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người?

    Phương pháp: KT VIẾT

    Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi

    2. Bài tập

    Các loài % giống nhau so với ADN người Các loài Số Axit amin trên chuỗi β– hemoglobin khác biệt so với người

    Tinh tinh

    97,6

    Tinh tinh

    0/146

    Vượn Gibbon

    94,7

    Vượn Gibbon

    3/146

    Khỉ Rhesut

    91,1

    Khỉ Rhesut

    8/146

    Galago

    58,0

    Gôrila

    1/146

    A. Tinh tinh.

    B. Vượn Gibbon.

    C. Khỉ Rhesut.

    D. Galago

    3. PHT

    Đặc điểm phân biệt Tiến hoá sinh học Tiến hoá văn hoá
    Các nhân tố tiến hoá
    Giai đoạn tác động chủ yếu
    Kết quả

    4. Thang đo

    Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
    – Nêu ra được 01 ý thức phòng chống tác động xấu đến xã hội loài người 2 điểm
    – Nêu ra được từ 02 ý thức phòng chống tác động xấu đến xã hội loài người 5 điểm
    – Nêu ra được 01 trách nhiệm của mình đối với thế giới sống xung quanh 3 điểm
    – Nêu ra được 02 trách nhiệm của mình đối với thế giới sống xung quanh 4 điểm
    – Nêu ra được từ 03 trách nhiệm của mình đối với thế giới sống xung quanh 5 điểm

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hóa học Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 1)
    HOÁ HỌC 12
    Thời lượng: 03 tiết

    Giáo viên:…………………………………….

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
    Giải quyết vấn đề hoá học Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp 1
    Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể 2
    Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại 3
    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu
    Giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức để ứng dụng trong thực tế và đời sống.
    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
    Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên:mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.

    2. Học sinh:Ôn tập tính chất kim loại.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    nguyên tắc điều chế kim loại

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm.

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    các phương pháp điều chế kim loại

    DH trải nghiệm. DH theo nhóm

    Phương pháp: Quan sát

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    Giáo viên cho hs làm bài tập trắc nghiệm

    Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

    A. Al2O3, Cu, MgO, Fe

    B. Al, Fe, Cu, Mg

    C. Al2O3 , Cu, Mg, Fe

    D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

    Câu 2: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:

    A. Al2O3, FeO, CuO, Mg

    B. Al2O3, Fe, Cu, MgO

    C. Al, Fe, Cu, Mg

    D. Al2, Fe, Cu, MgO.

    Câu 3: Khi cho CO (dư) qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kỹ. Sau phản ứng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn) còn lại chất rắn Z. Z là:

    A. MgO, Fe3O4

    B. Mg, Fe, Cu

    C. MgO, Fe, Cu

    D. Mg, Al, Fe, Cu

    Câu 4: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu+2/Cu, Fe+3/Fe+2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Fe+2 oxi hóa được Cu thành Cu+2.

    B. Cu+2oxi hoá được Fe+2 thành Fe+3.

    C. Fe+3 oxi hóa được Cu thành Cu+2.

    D. Cu khử được Fe+3 thành Fe.

    Câu 5: Cho Ag kim loại vào dung dịch CuSO4, Ag không tan. Lời giải thích đúng là:

    A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu+2 thành Cu.

    B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+.

    C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử được Cu2+ thành Cu.

    D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.

    Câu 6: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4) NaNO3, (5) MgCl2, (6) AgNO3. Các trường hợp xảy ra phản ứng:

    A. (1), (2), (4), (6)

    B. (2), (3), (6)

    C. (1), (3), (4), (6)

    D. (2), (5), (6)

    Câu 7: Thứ tự một số cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+trong dung dịch là:

    A. Mg, Cu, Cu2+.

    B. Mg, Fe2+, Ag.

    C. Mg, Fe, Cu.

    D. Fe, Cu, Ag+.

    Câu 8: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối, giữa các kim loại với các dung dịch muối:

    a) Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag

    b) Fe + Zn2+→ Fe2+ + Zn

    c) Al + 3Na+→ Al3+ + 3Na

    d) Fe + 2Fe3+→ 3Fe2+

    e) Fe2+ + Ag+→ Fe3+ + Ag

    f) Mg + Al3+→ Mg2+ + Al

    Những phương trình viết đúng là:

    A. a, f. B. a, b, c, f C. a, d, e, f D. a, d, e

    Câu 9:Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

    A. Dung dịch NaOH.

    B. Dung dịch Fe(NO3)3.

    C. Dung dịch HNO3.

    D. Dung dịch HCl.

    Câu 10: Từ hai phản ứng sau:

    Cu + 2FeCl3→ CuCl2 + 2FeCl2

    và Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu.

    Phát biểu đúng là:

    A. tính oxi hoá của Fe3+> Cu2+> Fe2+.

    B. tính khử của Cu > Fe > Fe2+.

    C. tính khử của Fe > Fe2+> Cu.

    D. tính oxi hoá của Fe3+> Fe2+> Cu2+.

    Câu 11: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:

    A. 56, gam

    B. 6,72 gam

    C. 16,0 gam

    D. 11,2 gam

    Câu 12: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí CO dư (to cao) thu được 28,8 gam kim loại. Khí thoát ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Giá trị m là:

    A. 35 gam

    B. 70 gam

    C. 17,5 gam

    D. 52,5 gam

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

    Công cụ: Bài tập

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (1)

    (2)

    Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng

    Câu 1. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa.

    Câu 2. Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X . Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là:

    Câu 3: Cho hs tìm các hình ảnh có liên quan đến việc điều chế kim loại. Các công ty sản xuất kim loại lớn ở Việt Nam mà em biết

    Phương pháp: KT VIẾT

    Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho các câu hỏi liên quan)

    2. Bài tập (tự cho các bài tập liên quan)

    3. Thang đo

    Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)
    – Tìm được 01 hình ảnh liên quan 2 điểm
    – Tìm được từ 02 hình ảnh liên quan 5 điểm
    – Tìm được 01 công ty có liên quan 3 điểm
    – Tìm được từ 02 công ty có liên quan 3 điểm
    – Giải thích được quy trình điều chế kim loại của từng nhà máy 2 điểm

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: MẠCH DAO ĐỘNG
    VẬT LÝ 12
    Thời lượng: 01 tiết

    Giáo viên:…………………………………….

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
    Giải quyết vấn đề vật lý Giải thích được sự biến thiên điều hoà của điện tích trong mạch dao động 1
    sự biến thiên qua lại giữa năng lượng điện trường 2
    năng lượng từ trường 3
    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu
    Giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức để ứng dụng trong thực tế và đời sống.
    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
    Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên

    – Bài giảng Powerpoint có kèm Mô hình mạch dao động, máy dao động kí.

    – Phiếu học tập.

    Phiếu học tập số 1

    Câu 1: Mạch dao động là gì? Thế nào là mạch dao động lí tưởng?

    Câu 2: Muốn mạch dao động hoạt động, ta cần làm gì?

    Câu 3: Quan sát sơ đồ mạch điện của mạch dao động điện từ như hình vẽ

    a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đóng k vào chốt 1?

    b. Hiện tượng gì xảy ra khi đóng K vào chốt 2?

    Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    Phiếu học tập số 2

    Đọc mục II.1 SGK trang 105 và trả lời các câu hỏi

    Câu 1: Nêu quy luật biến thiên điện tích của một bản tụ nhất định?

    Câu 2: Nêu công thức tính tần sô góc?

    Câu 3: Nêu định nghĩa cường độ dòng điện? Từ đó, xây dựng phương trình cường độ dòng điện và nhận xét sự biến thiên của điện tích và cường độ dòng điện theo thời gian?

    Câu 4: Xác định biểu thức tính cường độ đong điện cực đại? Nhận xét mối liên hệ về pha giữa điện tích và cường động dòng điện? Xây dựng CT độc lập thời gian liên hệ giữa q và i

    Câu 5: Hãy vẽ đồ thị biểu diễn các hàm số q(t) và i(t) ở các công thức (20.1 SGK) và (20.3 SGK) ứng với φ = 0 trên cùng một hệ trục tọa độ.

    Phiếu học tập số 3

    Câu 1. Định nghĩa dao động điện từ tự do.

    Câu 2: Từ biểu thức tần số góc, hãy xây dựng biểu thức tính tần số và chu kì của mạch dao động?

    Phiếu học tập số 4

    Câu 1: Khi một tụ điện được tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng, gọi là năng lượng gì? Năng lượng này có biến thiên không?

    Câu 2: Khi có một dòng điện chạy qua một cuộn cảm thì từ trường trong cuộn cảm sẽ dự trữ một năng lượng, gọi là năng lượng gì? Năng lượng này có biến thiên không?

    Câu 3: Năng lượng trong toàn mạch dao động gọi là năng lượng điện từ, và trong mạch dao động có cả tụ điện và cuộn dây. Vậy, năng lượng điện từ là gì? Nếu không có sự tiêu hao năng lượng thì năng lượng điện từ sẽ như thế nào?

    2. Học sinh

    • Các khái niệm về dòng điện một chiều, dòng điện biến thiên và định luật Jun.
    • Các tính chất của hàm điều hoà (hàm sin hay cosin).
    • Sách giáo khoa, vở, giấy nháp.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    mạch dao động được cấu tạo như thế nào

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm.

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    – Tìm hiểu các khái niệm về mạch dao động và định luật biến thiên của điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng

    – Tìm hiểu định nghĩa dao động điện từ tự do, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động

    – Tìm hiểu về năng lượng điện từ của mạch dao động

    DH trải nghiệm. DH theo nhóm

    Phương pháp: Quan sát

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    Yêu cầu HS lập bảng so sánh sự tương đồng giữa các đại lượng trong dao động cơ học với dao động điện từ.

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

    Công cụ: Thang đo

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (1)

    (2)

    Cho HS tìm tòi ứng dụng của mạch giao động trong cuộc sống

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho các câu hỏi liên quan)

    2. Bài tập (tự cho các bài tập liên quan)

    3. Thang đo

    Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)

    – Viết được:

    Dao động cơ: x = Acos(ωt + φ)

    Dao động điện: q = q0cos(ωt + φ)

    Đại lượng cơ: x → A

    Đại lượng điện: Q → q0.

    3 điểm

    Viết thêm được

    Dao động cơ: v = x’ = -ωAsin(ωt + φ)

    Dao động điện: i = q’ = -ωq0sin(ωt + φ)

    Đại lượng cơ: v → vmax = Aω

    Đại lượng điện: I →= ω.q0

    4 điểm

    Viết thêm được

    Dao động cơ: Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    W = Wđ + Wt

    Dao động điện: Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT – Tất cả các môn

    W = Wđ + Wt.

    Đại lượng cơ: m

    k

    Wđ

    Wt

    Đại lượng điện: L

    1/C

    Wt (WL)

    Wđ (WC)

    3 điểm

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Giáo dục công dân Mô đun 3

    KẾ HOẠCH BÀI DẠY
    TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (tiết 1)
    GDCD 12
    Thời lượng: 02 tiết

    Giáo viên:……………………………

    I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

    Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
    NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
    năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật Nêu được KN, bản chất của PL 1
    Mối quan hệ giữa PL với đạo đức. 2
    Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân 3
    NĂNG LỰC CHUNG
    Năng lực giao tiếp và hợp tác Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.
    Giải quyết vấn đề Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
    PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
    Trách nhiệm Nâng cao ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của PL
    Nhân ái Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    – SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.

    – Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.

    Hiến pháp 2013.

    – Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.

    – Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.

    – Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

    Hoạt động 1: Khởi động

    (1)

    GV cho Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.

    Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó

    Đàm thoại gợi mở

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

    (1)

    (2)

    (3)

    – Tìm hiểu KN Pháp luật.

    – Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật

    – Bản chất xã hội của pháp luật

    – Đàm thoại gợi mở

    – Kĩ thuật sơ đồ tư duy

    – Kĩ thuật làm việc nhóm

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 3: Luyện tập

    (1)

    (2)

    (3)

    GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK.

    – GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

    – HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Vấn đáp

    Công cụ: Câu hỏi

    Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

    (2)

    (3)

    – Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật?

    – Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt? Vì sao?

    – Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt.

    – Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

    – GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.

    – HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,…

    DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

    Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS

    Công cụ: Bảng kiểm

    III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

    1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)

    2. Bảng kiểm

    Yêu cầu Xác nhận
    Không
    Có chấp hành tín hiệu đèn giao thông không
    Có đội nón bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện không
    Có chạy chở 3 khi đi xe hay không
    Có làm những việc tốt liên quan đến PL không
    Có phát hiện và tố giác các hành vi phạm pháp hay không

    Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Mô đun 3

    KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐHN – LỚP 10
    Chủ đề: VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG.

    1. Yêu cầu cần đạt

    Sau chủ đề học sinh có thể hiểu được những hành vi nào là có văn hóa hành vi nào là vô văn; Đánh giá được hành vi của bản thân và những người xung quanh hóa điều chỉnh bản thân từ đó tạo cho mình những hành vi chuẩn mực, có văn hóa ở nơi công cộng;Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện các hành vi văn hóa nơi công cộng.

    2. Đối tượng tham gia

    – Đối tượng: học sinh lớp 10.

    – Quy mô tổ chức: Theo lớp

    – Địa điểm: trong lớp học.

    III. Chuẩn bị

    1. Giáo viên

    – Một số tình huống thường gặp liên quan đến ứng xử nơi công cộng.

    – Phương tiện: máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, không gian hoạt động, …

    – Đồ dùng: giấy A0, A4, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính.

    2. Hoạt động

    Hoạt động 1: khởi động

    – GV cho cả lớp ổn định rồichơi trò chơi : “Đếm chân”.

    Hoạt động 2: nhận biết hành vi văn hóa ở nơi công cộng

    – GV: phát phiếu học tập (giấy A4) cho các nhóm (3 nhóm) thảo luận các câu hỏi có sẵn (5 phút).

    ? Những nơi nào được gọi là không gian công cộng?

    ? Những hành vi nào gọi là văn hóa ở khôn gian đó?

    – HS: đại diện các nhóm lên treo đáp án lên bảng và trình bày kết quả.

    – Các nhóm khác cho nhận xét.

    – GV: kết luận, đánh giá.

    Hoạt động 3: đánh giá hành vi văn hóa

    – GV: dùng máy chiếu đưa một số tình huống hoặc hình ảnh liên quan đến hành vi văn hóa nơi công cộng (dắt cụ già qua đường, nhặt rác vào thùng, nhường chỗ ngồi cho cụ già, trẻ em trên xe buýt, …).

    – Cho HS đánh giá về những hành vi đó. Liên hệ bản thân.

    – HS khác bổ sung, góp ý.

    – GV: kết luận.

    Hoạt động 4: rèn kĩ năng nói đủ nghe

    – GV: yêu cầu mỗi nhóm cử 3 HS lên làm 3 nhóm. Mỗi nhóm nói chuyện về 1 chủ đề nào đó trong 3 phút mà không làm ảnh hưởng đến nhóm bên cạnh.

    – Tiếp theo, GV gộp nhóm 1 với nhóm 2 lại để thành nhóm 6 người. Các nhóm nói chuyện trong khoảng 3 phút.

    – GV: cho HS nhận xét về hành vi của từng nhóm (nhận xét chéo nhau).

    – GV cùng học sinh đưa ra cách nói chuyện hợp lí nhất khi ở nơi công cộng: nói đủ nghe để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

    – GV: kết luận.

    Hoạt động 5: nhắc nhở cùng thực hiện

    GV: cho 3 nhóm thảo luận về cách nhắc nhở người khác khi gặp những tình huống thiếu văn hóa nơi công cộng: vứt rác bừa bãi, nói to trong nhà hang, nói chuyện điện thoại to khi xem phim trong rạp, chen lấn khi lên xe buýt, …

    – HS: thảo luận (5 phút), trình bày cách nhắc nhở.

    – Nhóm khác đóng góp ý kiến.

    – GV: kết luận.

    Hoạt động 6: hướng dẫn tự đánh giá

    – GV: đưa ra một số tiêu chí để HS tự đánh giá bản thân trong đời sống và học tập:

    + Sự tự giác trong ứng xử có văn hóa nơi cộng cộng của em

    + Ý thức tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm theo.

    + Sự hợp tác, giúp đỡ lần nhau trong cuộc sống và học tập.

    – GV: hướng dẫn HS tự đánh giá theo 3 thang điểm:

    + 1 điểm: thực hiện chưa tốt.

    + 2 điểm: thực hiện khá tốt.

    + 3 điểm: thực hiện tốt.

    Hoạt động 7: góp ý và học hỏi

    – GV: Đưa ra một tình huống cụ thể về hành vi chưa có văn hóa nơi công cộng, cho HS trả lời câu hỏi:

    ? Trong tình huống này, em ứng xử, góp ý như thế nào ?

    ? Em nên học tập và rút kinh nghiệm gì qua tình huống đó ?

    – HS: trình bày cách ứng xử, chia sẻ.

    Hoạt động 8: đánh giá của GV

    – GV: nhận xét, đánh giá chung từng tổ. Tuyên dương ý thức của từng cá nhân HS tích cực trong các hoạt động. Góp ý cho một số HS chưa tích cực, tự giác trong hoạt động.

    PHIẾU QUAN SÁT GV ĐÁNH GIÁ HS

    Tên hoạt động: VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG.

    Họ và tên HS: …………………………….. Lớp: ………… Tổ:………..

    Nội dung quan sát (hoạt động 3) Mức độ tham gia thực hiện HĐ
    Rất tốt Tốt Chưa tốt
    Lắng nghe ý kiến của người khác
    Trình bày ý kiến của bản thân
    Khả năng phản biện ý kiến

    Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng.

    PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH

    Họ tên người được đánh giá: …………………………………….. Nhóm: ………………

    Họ tên người đánh giá: ………………………………………………. (nhóm trưởng)

    Hoạt động Nội dung Tiêu chí Mức độ
    Đạt Chưa đạt
    1Khởi động Tạo hứng thú, tâm thế về chủ đề Tích cực tham gia vào hoạt động
    2Thảo luận nhóm Xác định được những không gian công cộng Tích cực tham gia vào hoạt động
    Chỉ ra được không gian công cộng
    Chỉ ra được hành vi văn hóa nơi công cộng
    3Trình chiếu video, tranh ảnh, liên hệ Đánh giá được những hành vi ứng xử văn hóa trong thực tiễn Tích cực tham gia vào hoạt động
    Nhận diện các hành vi có văn hóa
    Nhận diện các hành vi thiếu văn hóa
    Kể được một số hành vi có văn hóa của bản thân nơi công cộng
    4Sân khấu hóa Rèn kĩ năng nói đủ nghe cho HS Tích cực tham gia vào hoạt động
    Thực hiện đúng mục tiêu chủ đề của hoạt động

    Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng.

    – Đạt: tham gia tích cực, chủ động.

    – Chưa đạt: không tham gia hoặc tham gia nhưng chưa chủ động.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *