Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học gồm 2 mẫu, đây chính là giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4. Với nội dung bài dạy Vì một thế giới không ô nhiễm của chủ đề Chung tay xây dựng thế giới và chủ đề Thiên nhiên (Nam Bộ).

Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học

Nhờ đó, thầy cô dễ dàng tham khảo soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Ngoài ra, thầy tham khảo thêm Hướng dẫn học tập Mô đun 4, Bài thu hoạch Mô đun 4 để hoàn thành khóa tập huấn Module 4 đạt kết quả cao. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học

    Kế hoạch bài dạy Module 4 môn Lịch sử – Địa lý (Mẫu 1)

    TÊN CHỦ ĐỀ: CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI
    TÊN BÀI HỌC: VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG Ô NHIỄM
    TUẦN: 32 – 33
    THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

    STT Yêu cầu cần đạt Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực
    Phẩm chất Năng lực chung Năng lực đặc thù

    1.

    Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

    – Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường thiên nhiên đất nước và môi trường thế giới.

    – Trách nhiệm việc làm thiết thực trong việc bảo vệ động thực vật, hệ sinh thái, thiên nhiên…

    Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập.

    – Tự học và tự chủ: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công

    – Giao tiếp và hợp tác: Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.

    – Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ những tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản.

    *Năng lực nhận thức khoa học lịch sử, địa lí:

    – Kể được các thành phần của môi trường vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người; kể (trình bày) được (một số) vấn đề cơ bản về môi trường hiện nay; nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

    2.

    Trình bày được một số vấn đề môi trường (ví dụ: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường,…).

    *Năng lực tìm hiểu lịch sử, địa lí:

    – Trình bày được quá trình thay đổi của môi trường tự nhiên trước và sau khi có sự tác động của con người.

    3.

    Vận dụng kiến thức đã học vào việc đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp.

    *Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học:

    – Vận dụng kiến thức đã học vào việc đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • SGK, máy chiếu, laptop
    • Phiếu học tập, tranh ảnh, video, lược đồ các châu lục, quả địa cầu.

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

    Tên hoạt động

    Mục tiêu

    Tổ chức hoạt động

    Sản phẩm

    Công cụ

    đánh giá

    GV

    HS

    Tiết 1:

    1. Khởi động

    (5 phút)

    Xem Clip

    – Hiểu ND thông điệp của clip

    – Giúp HS hứng thú hơn khi vào bài học.

    GV xem clip (Nội dung đoạn phim: môi trường thiên nhiên đang tươi đẹp chuyển sang bị tàn phá, ô nhiễm bởi con người).

    – Câu hỏi gợi mở:

    + Clip phim đề cập đến những môi trường gì?

    + Nêu cảm nhận chung sau khi xem clip.

    à GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài

    – HS xem Clip

    Phát biểu về nội dung thông điệp của clip.

    Hỏi đáp

    Câu hỏi

    1. Khám phá

    a. Hoạt động 1:

    (18 phút)

    Tìm hiểu vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

    Trình bày được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

    .

    GV vận dụng kĩ thuật “Dạy học theo góc” gồm:

    · Góc thông tin, tư liệu

    · Góc quan sát.

    · Góc xem phim

    – GVchia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh: Trong thời gian 15 phút, HS đến trải nghiệm các góc để hoàn thành phiếu bài tập.

    – Quan sát, hỗ trợ.

    – Mời đại diện nhóm trình bày.

    – Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận của hoạt động 1: Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người..

    – Lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

    – Chia sẻ thông tin thu thập được tranh ảnh, câu chuyện ở các góc đã xem và hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu học tập.

    – Trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

    – Lắng nghe và ghi chép

    Phiếu học tập

    Câu hỏi

    Sản phẩm HS

    b. Hoạt động 2:

    (12 phút)

    Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người hiện nay.

    – Hiểu và trình bày một số vấn đề ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người hiện nay thông qua các hình ảnh tư liệu sưu tần.

    – Tổ chức HS chia sẻ trong nhóm những tài liệu cá nhân đã sưu tầm.

    – Quan sát, hỗ trợ.

    – Mời đại diện nhóm trình bày.

    – GV nhận xét à kết nối tư liệu thành tiến trình nội dung bài học: Môi trường có thể làm thay đổi cuộc sống con người.

    – HS thống nhất nhóm lựa chọn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ được giao.

    – Khai thác nội dung qua các tài liệu đó để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

    – Trình bày trước lớp.

    – Các nhóm khác quan sát, lắng nghe à đánh giá tư liệu của nhóm bạn.

    – Lắng nghe và ghi chép

    – Bảng tài liệu học sinh sưu tầm và phân loại được theo ND

    – Câu hỏi (tự luận)

    – Bài tập/ câu hỏi

    Tiết 2:

    1. Khởi động: 5p

    – Kết nối với tiết học trước à dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo

    -Giúp HS hứng thú hơn khi vào bài học.

    – Mở nhạc bài “Trái đất này là của chúng mình” trên hình nền là hình ảnh trái đất được chụp từ trên cao và cho cả lớp vỗ tay hát theo.

    – Đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài:

    + Qua bài hát em thấy trái đất của chúng ta như thế nào?

    + Để trái đất của chúng ta luôn xanh-sạch-đẹp, chúng ta cần phải làm gì?

    – Nhận xét và giới thiệu hoạt động tiếp nối.

    – Cả lớp cùng vỗ tay và hát theo.

    – Lắng nghe và trả lời theo cảm nhận, hiểu biết của cá nhân.

    – Lắng nghe

    Phát biểu cảm nhận, hiểu biết của cá nhân.

    Hỏi đáp

    Câu hỏi

    3. Hoạt động 3:

    (10 p)

    Biết chung tay xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp

    Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp xây dựng thế giới xanh-sạch-đẹp.

    GV vận dụng kĩ thuật Khăn phủ bàn

    chia lớp thành 6 nhóm,

    – Từ kết quả của hoạt động 2, GV giao nhiệm vụ:

    – Quan sát, hỗ trợ.

    – Mời đại diện nhóm trình bày.

    – Nhận xét và giúp HS rút ra kết luận: Mọi người cần phải chung tay để giữ gìn thế giới xanh – sạch – đẹp.

    HS thảo luận nhóm: đưa ra các đề xuất biện pháp để cùng chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp theo các mức độ:

    – Bảo vệ môi trường ở lớp, trường, nơi em ở.

    – Bảo vệ môi trường của đất nước em, thế giới.

    – Ý kiến đề xuất ghi trên bảng nhóm – KT Khăn trải bàn.

    – Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

    4. Hoạt động 4:

    ( 8p)

    Môi trường thế giới trong mắt em.

    Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức vẽ tranh, viết thư, …

    – Cho HS quan sát lại một số tranh ở HĐ 2 và nêu lên cảm nghĩ.

    + Qua bài học, em cảm nhận môi trường hiện nay như thế nào?

    + Nêu ý kiến của em về những bức tranh trên?

    – Yêu cầu mỗi nhóm vẽ tranh (chỉ cần phác họa hoặc nêu ý tưởng), viết thư, làm bài thuyết trình hay trang trí khẩu hiệu, … để tuyên truyền bảo vệ môi trường.

    – Quan sát tranh và cá nhân nêu lên suy nghĩ.

    – Lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

    – Các nhóm thực hiện

    – Học sinh quan sát sản phẩm của nhóm bạn và đóng góp ý kiến.

    – Tranh vẽ (ý tưởng), bức thư, khẩu hiệu, …

    – Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

    5. Luyện tập

    (7 phút)

    Khắc sâu kiến thức vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người.

    – GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng cùng các thẻ từ ghi không khí trong lành, nước sạch, động đất, sóng thần, thức ăn, sức gió, sức nước, hạn hán, không khí ô nhiễm, lũ lụt.

    – GV nhận xét, tuyên dương.

    – HS chơi theo nhóm 4

    – HS gắn thẻ vào đúng cột tương ứng trong bảng.

    – Nhóm nào thực hiện nhanh nhất sẽ lên sửa bài, các nhóm bổ sung nhận xét.

    – Bảng từ ngữ đã sắp xếp.

    – Phiếu đánh giá theo tiêu chí;

    – Bảng kiểm

    6. Vận dụng

    (5 phút)

    Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới bằng việc làm cụ thể: chăm sóc bồn hoa sân trường, khuyến khích trồng cây xanh.

    – Giao nhiệm vụ:

    + Chia nhóm 6 cho HS chăm sóc bồn hoa sân trường luân phiên.

    + Khuyến khích HS mỗi em trồng 1 cây tại nhà.

    – Lắng nghe và nhận nhiệm vụ.

    – Bồn hoa được giao chăm sóc.

    – Cây xanh do cá nhân tự trồng trong chậu

    Câu hỏi

    Sản phẩm HS

    III. PHỤ LỤC

    1. Hoạt động Khởi động

    Công cụ đánh giá: Câu hỏi

    Tiết 1:

    + Clip phim đề cập đến những môi trường gì?

    + Nêu cảm nhận chung sau khi xem clip.

    Tiết 2:

    + Qua bài hát em thấy trái đất của chúng ta như thế nào?

    + Để trái đất của chúng ta luôn xanh-sạch-đẹp, chúng ta cần phải làm gì?

    2. Hoạt động Khám phá

    • Hoạt động 1:

    Công cụ đánh giá: sản phẩm học tập

    Phiếu học tập (hoạt động 1)

    • Hoạt động 2:

    Công cụ đánh giá: sản phẩm học tập, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)

    • Sản phẩm học tập

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Tiêu chí

    Nhận xét được ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người hiện nay.

    Phân loại được các tài liệu, tranh ảnh sưu tầm theo các môi trường bị ô nhiễm (MT biển, MT rừng, MT không khí, …).

    Sưu tầm được các tài liệu, tranh ảnh các môi trường bị ô nhiễm.

    Nhóm 1

    Nhóm 2

    ………

    • Hoạt động 3

    Công cụ đánh giá: Sản phẩm học tập; Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)

    • Sản phẩm học tập

    3. Hoạt động luyện tập:

    Môi trường tích cực

    Thảm họa của môi trường

    • Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)

    Tiêu chí

    Nội dung

    Hoàn thành tốt

    Hoàn thành

    Chưa hoàn thành

    Xác định đúng vị trí các từ về môi truòng.

    Gắn 8- 10 thẻ tên đúng vào vị trí các cột

    Gắn 5-7 thẻ tên đúng vào vị trí các cột

    Gắn dưới 5 thẻ tên đúng vào vị trí các cột

    • Hoạt động 4.

    + Mục tiêu: Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức vẽ tranh, viết thư, …

    + Công cụ đánh giá: Sản phẩm học tập; Phiếu đánh giá theo tiêu chí

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA CÁ NHÂN HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG 5

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Đánh giá của giáo viên

    NỘI DUNG

    – Vẽ được bức tranh thể hiện rõ chủ đề về BVMT, màu sắc và bố cục hợp lí.

    – Viết được bức thư có nội dung ngắn gọn nhưng mang được thông điệp để gửi tới mọi người về BVMT.

    – Vẽ được bức tranh thể hiện được việc BVMT

    – Viết được bức thư gửi tới mọi người về BVMT.

    – Vẽ chưa hoàn thiện bức tranh về BVMT

    – Bức thư chưa hoàn thành

    – Viết và trang trí được một câu khẩu hiệu mà người nghe dễ hiểu và nắm bắt vấn đề ngay lập tức.

    – Viết được một câu khẩu hiệu

    – Chưa hoàn thành câu khẩu hiệu.

    HÌNH THỨC

    – Trình bày bức tranh có thẩm mỹ, sáng tạo.

    – Trình bày bức tranh chưa có thẩm mỹ và chưa sáng tạo.

    – Trình bày bức tranh còn sơ sài

    – Trình bày bức thơ sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.

    – Trình bày câu khẩu hiệu có thẩm mỹ, sáng tạo.

    – Trong thư còn bôi xóa, chữ viết hơi khó đọc.

    – Trình bày câu khẩu hiệu còn sơ sài.

    – Chữ viết trong thư chưa rõ ràng.

    – Chưa trang trí được câu khẩu hiệu.

    3/ Công cụ đánh giá hoạt động luyện tập

    + Mục tiêu: Giúp học sinh tự hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn

    + Công cụ đánh giá: Bài tập; Phiếu đánh giá theo tiêu chí; Bảng kiểm đánh giá sản phẩm học tập

    *Bài tập:

    Xếp đúng các từ vào cột tương ứng: không khí trong lành, nước sạch, động đất, sóng thần, thức ăn, sức gió, sức nước, hạn hán, không khí ô nhiễm, lũ lụt.

    Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người

    Ảnh hưởng của môi trường đối với con người.

    *Phiếu đánh giá theo tiêu chí

    Tiêu chí

    Nội dung

    Hoàn thành tốt

    Hoàn thành

    Chưa hoàn thành

    Xếp đúng vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người

    Xếp đúng 5 t

    Xếp đúng 3-4 t

    Xếp đúng 1-2 t

    Ảnh hưởng của môi trường đối với con người.

    Xếp đúng 5 t

    Xếp đúng 3-4 t

    Xếp đúng 1-2 t

    * Bảng kiểm đánh giá bài tập

    ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG GIỮA CÁC NHÓM

    (Dành cho nhóm HS đánh giá chéo các nhóm khác)

    Tên bài học: VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG Ô NHIỄM

    Tên nhóm……………………………………………………………………………………………….

    Tiêu chí

    Hoàn thành tốt

    Hoàn thành

    Chưa hoàn thành

    Xếp đúng vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người

    – Xếp đúng 5 từ

    – Xếp đúng 3 – 4 t

    – Xếp đúng 1-2 từ

    Xếp đúng ảnh hưởng của môi trường đối với con người

    – Xếp đúng 5 từ

    – Xếp đúng 3 – 4 t

    – Xếp đúng 1-2 từ

    4/ Công cụ đánh giá hoạt động vận dụng

    + Mục tiêu: Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức chăm sóc bồn hoa sân trường, khuyến khích trồng cây xanh

    + Công cụ đánh giá: Sản phẩm của HS (bồn hoa được giao chăm sóc, cây xanh do cá nhân tự trồng trong chậu); Bảng kiểm đánh giá sản phẩm học tập

    ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG GIỮA CÁC NHÓM

    (Dành cho nhóm HS đánh giá chéo các nhóm khác)

    Tên bài học: VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG Ô NHIỄM

    Nội dung: Chăm sóc bồn hoa của trường

    Tên nhóm

    Tiêu chí

    Hoàn thành tốt

    Hoàn thành

    Chưa hoàn thành

    Nhóm ……

    – Tưới nước đầy đủ và đúng giờ.

    – Có phân công công việc rõ ràng.

    – Bồn hoa luôn sạch đẹp, không có rác.

    Nhóm ……

    – Tưới nước đầy đủ và đúng giờ.

    – Có phân công công việc rõ ràng.

    – Bồn hoa luôn sạch đẹp, không có rác.

    Nhóm ……

    – Tưới nước đầy đủ và đúng giờ.

    – Có phân công công việc rõ ràng.

    – Bồn hoa luôn sạch đẹp, không có rác.

    Nhóm ……

    ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

    ………………………………………………………………………………………………………………

    Kế hoạch bài dạy Module 4 môn Lịch sử – Địa lý (Mẫu 2)

    CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN

    (Nam Bộ)

    I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ

    – Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

    – Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    – Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    Yêu cầu cần đạt

    Mức độ biểu hiện

    Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

    Mức độ 1: Trình bày được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.

    Mức độ 2: Sử dụng bản đồ/ lược đồ, chỉ được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.

    Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    Mức độ 1: Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    Mức độ 2: Sử dụng bản đồ/ lược đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    Mức độ 1: Trình bày được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    Mức độ 2: Phân tích được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    Mức độ 3: Đánh giá được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    II. BẢNG MÔ TẢ KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

    Hoạt động dạy học

    Mục tiêu

    hoạt động

    Sản phẩm/ minh chứng

    Kiểm tra đánh giá

    Phương pháp đánh giá

    Công cụ đánh giá

    1. Hoạt động khởi động.

    Kết nối vào bài học.

    Nghe bài hát “Về miền Tây” và nêu tên các địa danh được nêu trong bài hát.

    Hỏi – đáp

    Câu hỏi

    2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của mục tiêu giáo dục.

    Hoạt động 1. Giới thiệu về vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ

    Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

    – Phát biểu của học sinh về vị trí địa lí và tên một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.

    – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để chỉ vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.

    Hỏi – đáp

    Câu hỏi

    Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.

    Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    – Phát biểu của học sinh về những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.

    – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.

    – Quan sát

    – Hỏi – đáp

    – Câu hỏi

    – Phiếu học tập

    Hoạt động 3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    – Bảng tổng hợp ý kiến của nhóm về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    – Phát biểu của học sinh về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ

    – Quan sát

    – Hỏi – đáp

    – Câu hỏi

    – Bảng kiểm

    – Phiếu đánh giá theo tiêu chí

    3. Hoạt động luyện tập. Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.

    Xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.

    Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng”

    Hỏi đáp

    Câu hỏi

    4. Hoạt động vận dụng. Vận dụng kiến thức để bảo vệ rừng, yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên.

    Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.

    Phát biểu của học sinh.

    Hỏi đáp

    Câu hỏi

    III. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

    • Công cụ đánh giá hoạt động khởi động
    • GV cho HS nghe bài hát “Về miền Tây” và nêu tên các địa danh được nói đến trong bài hát.
    • Công cụ hoạt động hình thành kiến thức mới.

    *Hoạt động 1.

    + Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

    + Công cụ đánh giá:

    – Xác định vị trí địa lí của vùng Nam Bộ?

    – Nam Bộ giáp với vùng nào của đất nước và với quốc gia nào?

    – Kể tên một số con sông lớn của vùng Nam Bộ?

    – Sử dụng bản đồ/ lược đồ để chỉ vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.

    *Hoạt động 2.

    + Mục tiêu: Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.

    + Công cụ đánh giá:

    – Phát biểu của học sinh về những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.

    – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.

    PHIẾU HỌC TẬP

    (Nối nghĩa ở cột B với từ chỉ đặc điểm ở cột A cho phù hợp)

    CỘT A

    CỘT B

    A. Địa hình

    Hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 4000 sông, ngòi khác nhau. Hai hệ thống sông chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long, đây là 2 con sông cung cấp lượng nước lớn cho cả đồng bằng Nam Bộ.

    B. Khí hậu

    Địa hình Nam bộ khá bằng phẳng được chia ra làm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Phía tây giáp Vịnh Thái Lan; phía đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía đông Bắc giáp Tây nguyên và Nam Trung Bộ.

    C. Đất

    Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

    D. Sông ngòi

    Nam Bộ có nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất phù sa phân bố ở phía Đông Nam và phía Nam của nước ta; tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển.

    *Hoạt động 3.

    + Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    + Công cụ đánh giá:

    – Phát biểu của học sinh về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để nêu ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

    + Phiếu học tập:

    PHIẾU HỌC TẬP

    Quan sát bản đồ/ lược đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: Ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ?

    + Bảng kiểm

    BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM

    Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)

    Họ và tên: …………………………………….. Tên nhóm: …………………

    Lớp: …………………… Trường Tiểu học: ……………………….…………

    Nhóm

    Số học sinh

    làm việc

    với phiếu cá nhân

    Số học sinh

    hoàn thành

    phiếu cá nhân

    Số học sinh

    hoàn thành phiếu cá nhân chính xác

    Số học sinh

    có ý kiến thảo luận trong nhóm

    Nhóm 1

    Nhóm 2

    Nhóm 3

    Nhóm 4

    PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG GIỮA CÁC NHÓM

    Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)

    Họ và tên: …………………………………….. Tên nhóm: …………………

    Lớp: …………………… Trường Tiểu học: ……………………….…………

    Nhóm

    Chủ

    đề

    Nhận xét, đánh giá

    Hình thức trình bày

    Nội dung trình bày

    Trả lời

    các câu hỏi thảo luận

    Tốt

    Khá

    TB

    Tốt

    Khá

    TB

    Tốt

    Khá

    TB

    Nhóm 1

    Nhóm 2

    Nhóm 3

    Nhóm 4

    BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM

    Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)

    Họ và tên: ……………………………….. Tên nhóm: …………………

    Lớp: ………………… Trường Tiểu học: ……………………….………

    Họ và tên

    Nhiệm vụ được phân công

    Nhận xét, đánh giá

    Hoàn thành

    hoạt động chuẩn bị của cá nhân

    Thực hiện nhiệm vụ theo phân công trong nhóm

    Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của nhóm

    Rất tích cực

    Tích cực

    Không tích cực

    Rất tích cực

    Tích cực

    Không tích cực

    Rất tích cực

    Tích cực

    Không tích cực

    1.

    Nhóm trưởng

    2.

    Thư kí

    3.

    4.

    Hoạt động luyện tập

    + Mục tiêu: Xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.

    + Công cụ đánh giá

    Câu hỏi:

    3.1. Phần đất liền phía tây Nam Bộ giáp với?

    • Biển Đông.
    • Vịnh Thái Lan.
    • Campuchia.
    • Tây nguyên và Nam Trung Bộ.

    3.2. Nam Bộ chủ yếu có khí hậu?

    • Nhiệt đới gió mùa.
    • Ôn đới.
    • Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
    • Hàn đới.

    3.3. Nam Bộ có hai hệ thống sông chính là?

    • Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
    • Sông Tiền và sông Hậu.
    • Sông Mã và sông Cả.
    • Sông Đồng Nai và sông Đà Rằng.

    3.4. Vùng ven biển Nam Bộ chủ yếu là đất?

    • Đất đỏ bazan.
    • Đất Phe-ra-lít.
    • Đất phù sa.
    • Đất cát.

    Hoạt động vận dụng

    + Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.

    + Công cụ đánh giá:

    Bài tập tình huống/ thực tiễn: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết:

    – Một số con sông lớn khác ở nước ta mà em biết?

    – Nam Bộ có thể đến Trung Bộ và Bắc Bộ bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không hay không?

    – Những nước nào trong khu vực Đông Nam Á có thể đến Nam Bộ bằng cả 3 loại đường giao thông nêu trên?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *