Mẫu bài dạy minh họa môn Giáo dục công dân THPT Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Pháp luật và đời sống – Giáo dục công dân lớp 12, thời lượng 2 tiết.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Giáo dục công dân THPT Mô đun 3
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Toán, Ngữ văn, Địa lý, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Giáo dục công dân 12 Mô đun 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (tiết 1)
GDCD 12
Thời lượng: 02 tiết
Giáo viên:……………………………
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YCCĐ | (STT của YCCĐ) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật | Nêu được KN, bản chất của PL | 1 |
Mối quan hệ giữa PL với đạo đức. | 2 | |
Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân | 3 | |
NĂNG LỰC CHUNG | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. | |
Giải quyết vấn đề | Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. | |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||
Trách nhiệm | Nâng cao ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của PL | |
Nhân ái | Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
– Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.
– Hiến pháp 2013.
– Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
– Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
– Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động |
(1) |
GV cho Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ. Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó |
Đàm thoại gợi mở |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
(1) (2) (3) |
– Tìm hiểu KN Pháp luật. – Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật – Bản chất xã hội của pháp luật |
– Đàm thoại gợi mở – Kĩ thuật sơ đồ tư duy – Kĩ thuật làm việc nhóm |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 3: Luyện tập |
(1) (2) (3) |
GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK. – GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. – HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm). |
DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng |
(2) (3) |
– Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật? – Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt? Vì sao? – Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt. – Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết. – GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet. – HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,… |
DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm |
Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS Công cụ: Bảng kiểm |
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)
2. Bảng kiểm
Yêu cầu | Xác nhận | |
Có | Không | |
Có chấp hành tín hiệu đèn giao thông không | ||
Có đội nón bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện không | ||
Có chạy chở 3 khi đi xe hay không | ||
Có làm những việc tốt liên quan đến PL không | ||
Có phát hiện và tố giác các hành vi phạm pháp hay không |